Bệnh trĩ nội độ 2 – Cách điều trị, ngăn ngừa tiến triển

Bệnh trĩ nội độ 2 là hệ quả từ việc chủ quan, không điều trị trĩ nội độ 1 hoặc điều trị không đúng cách. Ở giai đoạn này búi trĩ sa ra khỏi ống hậu môn khi đi vệ sinh nhưng vẫn có thể rút và tự co lên được. Để phòng ngừa bệnh trĩ phát triển và gây ra nhiều biến chứng không mong muốn, bệnh nhân cần sớm thăm khám, điều trị và áp dụng các biện pháp ngăn ngừa tiến triển.

Bệnh trĩ nội độ 2 - Cách điều trị, ngăn ngừa tiến triển
Bệnh trĩ nội độ 2 à tình trạng búi trĩ bị giãn, sa ra khỏi ống hậu môn khi đi đại tiện nhưng có thể tự co lên được

Bệnh trĩ nội độ 2 là gì?

Phân độ trĩ không áp dụng cho trĩ ngoại, chỉ áp dụng cho trĩ nội. Đối với những trường hợp có khối trĩ bị giãn và sa toàn bộ thì được gọi là sa trĩ vòng.

Bộ Y tế  phân độ trĩ nội thành 4 cấp độ, gồm trĩ nội cấp độ 1, cấp độ 2, cấp độ 3 và cấp độ 4. Trong đó bệnh trĩ nội cấp độ 2 là tình trạng búi trĩ bị giãn, sa ra khỏi ống hậu môn khi đi đại tiện. Tuy nhiên sau khi đại tiện xong, búi trĩ vẫn tự co lên được.

Trĩ nội độ 2 là hệ quả từ việc chủ quan, không điều trị trĩ nội độ 1 hoặc điều trị không đúng cách. Trong thời gian này, bệnh trĩ không phải ở mức độ nhẹ nhất. Tuy nhiên bệnh cũng không quá nghiêm trọng. Bệnh nhân có thể ngăn ngừa sự tiến triển và chữa khỏi bệnh lý mà không cần phải tiến hành phẫu thuật.

Nguyên nhân gây bệnh trĩ nội độ 2

Bệnh trĩ nội độ 2 là giai đoạn tiến triển và chuyển tiếp của bệnh trĩ nội độ 1 khi bệnh nhân không sớm thăm khám và áp dụng các phương pháp điều trị thích hợp. Ngoài ra một số yếu tố được liệt kê dưới đây cũng góp phần tạo điều kiện thuận lợi thúc đẩy bệnh tiến triển mạnh và chuyển sang giai đoạn 2:

  • Ít vận động
  • Căng thẳng kéo dài
  • Đứng nhiều một chỗ hoặc ngồi nhiều
  • Cơ thể bị thiếu nước
  • Có chế độ ăn uống ít chất xơ
  • Mang thai và sinh đẻ
  • Lớn tuổi
  • Mắc bệnh táo bón hoặc tiêu chảy mãn tính
  • Thường xuyên mang vác vật nặng hoặc mang vác vật cồng kềnh không đúng cách
  • Chơi thể thao hoặc lao động quá mức.

Tất cả những yếu tố được liệt kê đều có khả năng tác động và tạo áp lực lên vùng hậu môn và hệ thống tĩnh mạch. Khi phải chịu sức ép trong một thời gian dài, các tĩnh mạch dần căng giãn, bị suy yếu, phình to và tạo thành búi trĩ.

Dấu hiệu nhận biết bệnh trĩ nội độ 2

Để nhận biết bệnh trĩ nội độ 2, người bệnh có thể dựa vào một số dấu hiệu sau:

  • Đi đại tiện ra máu

Đi đại tiện ra máu là triệu chứng đặc trưng của bệnh trĩ. Hầu hết các bệnh nhân bị trĩ nội độ 2 đều mắc phải triệu chứng này. Khi đi đại tiện, người bệnh sẽ nhìn thấy bên ngoài khuôn phân có lẫn một ít máu tươi. Ngoài ra, lượng máu tiết ra từ vùng hậu môn trực tràng có thể dính vào giấy vệ sinh.

Ở một số trường hợp khác, vùng hậu môn trực tràng tiết nhiều máu khiến máu nhỏ thành giọt khi đi vệ sinh hoặc bắn thành tia. Nếu không sớm xử lý, bệnh nhân sẽ có nguy cơ cao bị mất máu.

Đi đại tiện ra máu
Đi đại tiện ra máu là dấu hiệu nhận biết bệnh trĩ nội độ 2
  • Có cảm giác vướng và đau ở vùng hậu môn

Cảm giác vướng và đau ở vùng hậu môn xảy ra nhiều và rõ nét nhất khi đi vệ sinh. Ở giai đoạn 2, búi trĩ phát triển và có kích thước to hơn. Đồng thời lấn chiếm vào lòng hậu môn. Chính điều này khiến bệnh nhân thường xuyên có cảm giác vùng hậu môn nổi cộm, vướng víu khó chịu. Trong thời gian đi đại tiện, chất thải sẽ cọ xát vào búi trĩ và gây ra cảm giác đau rát.

  • Búi trĩ sa ra khỏi ống hậu môn khi đi ngoài nhưng có thể tự co lên được

Trong giai đoạn 2, búi trĩ sa có dấu hiệu sa ra khỏi ống hậu môn khi đi ngoài nhưng có thể tự co lên được. Khi búi trĩ sa ra ngoài khi đi đại tiện, người bệnh có thể dùng tay sờ vào búi trĩ và cảm nhận được búi trĩ tương tự như một cục thịt thừa nhỏ, bề mặt láng bóng thò ra ngoài cửa hậu môn, mềm.

Đối với giai đoạn 2, búi trĩ sa ra ngoài khi đi đại tiện nhưng có thể tự co lại, người bệnh không cần phải sử dụng tay để đẩy búi trĩ vào trong.

  • Vùng hậu môn có dịch nhầy và luôn ẩm ướt

Tiết dịch được xác định là một trong những phản ứng bình thường khi búi trĩ bị sưng và viêm. Lượng chất dịch sau khi chảy ra ngoài từ ống hậu môn sẽ khiến vùng hậu môn luôn nhờn rít và ẩm ướt.

  • Ngứa ngáy hậu môn

Tình trạng ngứa ngáy vùng hậu môn có thể xuất hiện do nhiều nguyên nhân. Cụ thể như bệnh viêm da tiếp xúc, bệnh tiểu đường, nhiễm giun kim… Tuy nhiên dấu hiệu ngứa ngáy vùng hậu môn cũng xảy ra phổ biến ở những người bị trĩ độ 2.

Khi nào cần gặp bác sĩ?

Bệnh trĩ nội độ 2 không thể tự khỏi. Để khắc phục bệnh lý, bệnh lý, bệnh nhân cần áp dụng các biện pháp can thiệp phù hợp. Chính vì thế ngay khi nhận thấy vùng hậu môn xuất hiện những dấu hiệu bất thường hoặc có nghi ngờ bị trĩ nội độ 2, người bệnh nên đến cơ sở y tế, gặp bác sĩ chuyên khoa để trao đổi thông tin, kiểm tra và có hướng điều trị thích hợp.

Mức độ nguy hiểm của bệnh trĩ nội độ 2

Bệnh trĩ nội độ 2 không quá nghiêm trọng. Bệnh không làm ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe tổng thể và không đe dọa đến tính mạng của bệnh nhân. Tuy nhiên, các triệu chứng mà bệnh gây ra tạo cho bệnh nhân cảm giác khó chịu, bứt rứt, tần suất xuất hiện và mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng nhanh chóng gia tăng.

Người bệnh sẽ thường xuyên bị chảy máu hậu môn khi đi ngoài. Búi trĩ sưng to đáng kể. Đôi lúc búi trĩ sa ra ngoài và tiết dịch nhiều. Điều này không chỉ khiến bệnh nhân luôn có cảm giác ngứa ngáy, khó chịu tại vùng hậu môn mà còn làm tăng nguy cơ hình thành và phát triển nhiều biến chứng nguy hiểm. Cụ thể:

  • Viêm nhiễm phụ khoa: Bệnh trĩ nội xảy ra ở phụ nữ làm tăng nguy cơ mắc phải một hoặc nhiều bệnh lý liên quan đến trạng viêm nhiễm phụ khoa. Điều này xuất hiện là do lượng dịch nhầy kèm theo vi khuẩn tiết ra từ búi trĩ có thể tiếp xúc với vùng kín và gây bệnh.
  • Viêm nhiễm hậu môn: Bệnh trĩ nội độ 2 nếu không được kiểm soát có thể dẫn đến viêm nhiễm hậu môn. Đối với những trường hợp nặng, tình trạng nhiễm trùng có thể gây áp xe hậu môn, lở loét hoặc hình thành lỗ rò trong hậu môn.
  • Thiếu máu mãn tính: Bệnh thiếu máu mãn tính có thể xảy ra khi bệnh nhân thường xuyên đi ngoài ra máu. Khi xuất hiện, tình trạng thiếu máu sẽ gây ra nhiều vấn đề nghiêm trọng khác. Bao gồm suy nhược cơ thể, sức khỏe giảm sút, mệt mỏi, xanh xao, chóng mặt, không tập trung, rối loạn giấc ngủ…

Ngoài ra nếu không sớm thăm khám và điều trị, bệnh trĩ nội độ 2 có thể phát triển và chuyển sang giai đoạn nguy hiểm hơn là bệnh trĩ nội độ 3 và trĩ nội độ 4. Đây đều là các giai đoạn nặng của bệnh trĩ nội. Để điều trị bệnh nhân cần phải tiến hành phẫu thuật.

Bệnh thiếu máu mãn tính
Bệnh thiếu máu mãn tính sẽ xảy ra khi bệnh nhân thường xuyên đi ngoài ra máu tươi

 

Các biện pháp chẩn đoán bệnh trĩ nội độ 2

Những triệu chứng xảy ra trong giai đoạn hình thành và phát triển bệnh trĩ nội độ 2 có thể xảy ra đối với nhiều bệnh khác tại vùng hậu môn, trực tràng. Cụ thể như bệnh viêm ống hậu môn, bệnh polyp trực tràng, áp xe hậu môn…

Chính vì điều trên, để xác định chính xác mức độ của bệnh trĩ nội và nguyên nhân gây bệnh, bác sĩ chuyên khoa sẽ tiến hành kiểm tra kỹ vùng hậu môn trực tràng. Đồng thời yêu cầu bệnh nhân áp dụng thêm một trong những phương pháp xét nghiệm sau:

  • Xét nghiệm phân: Kết quả từ xét nghiệm phân có thể cho phép bác sĩ chuyên khoa tìm máu và sự có mặt của các loại ký sinh trùng và vi khuẩn gây bệnh.
  • Thăm khám trực tràng bằng tay: Thăm khám trực tràng bằng tay được thực hiện để kiểm tra vùng hậu môn, trực tràng và ống hậu môn.
  • Nội soi hậu môn – trực tràng: Để quan sát kỹ vùng hậu môn trực tràng, bác sĩ chuyên khoa sẽ yêu cầu bệnh nhân tiến hành nội soi vùng hậu môn trực tràng. Kỹ thuật này được thực hiện bằng cách sử dụng một ống mềm trên đầu có gắn camera, sau đó đưa vào ống hậu môn và trực tràng. Đối với những bệnh nhân mắc bệnh trĩ nội độ 2, bác sĩ chuyên khoa sẽ nhận thấy tại vùng hậu môn trực tràng xuất hiện một số đặc điểm như có búi trĩ màu tím đỏ phình ra ngoài, niêm mạc hậu môn dày hơn, tiết nhiều dịch nhầy.

Phương pháp điều trị bệnh trĩ nội độ 2

Đối với bệnh trĩ nội độ 2, điều trị bằng nội khoa, sử dụng kết hợp thuốc đặt hậu môn và thuốc uống là phương pháp chữa bệnh được ưu tiên. Ở cấp độ này bệnh nhân ít khi được chỉ điều trị bằng thủ thuật.

Ngoài ra đối với những trường hợp có triệu chứng nhẹ, phòng ngừa bệnh phát triển hoặc tái phát, người bệnh có thể sử dụng tinh chất từ các loại thảo dược thiên nhiên. Tuy nhiên trước khi đưa bất kỳ loại thảo dược nào vào quá trình chữa trị, bệnh nhân nên tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa.

1. Điều trị trĩ nội độ 2 bằng phương pháp nội khoa

Bệnh nhân bị trĩ nội độ 2 cần thường xuyên vệ sinh búi trĩ bằng cách rửa vùng bằng nước muối sinh lý hoặc ngâm nước lạnh từ 2 đến 3 lần mỗi ngày, thực hiện 15 phút mỗi lần.

Để khắc phục các triệu chứng của bệnh trĩ nội độ 2, bác sĩ chuyên khoa sẽ yêu cầu bạn sử dụng riêng lẻ hoặc sử dụng đồng thời những loại thuốc điều trị sau tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của bệnh và triệu chứng.

  • Thuốc có dẫn xuất từ flavonoid và có tác nhân trợ tĩnh mạch: Thuốc có dẫn xuất từ flavonoid và có tác nhân trợ tĩnh mạch thường được chỉ định ở  bệnh nhân bị trĩ độ 2. Nhóm thuốc này có tác dụng bảo vệ vi tuần hoàn, làm gia tăng trương lực tĩnh mạch và làm giảm tình trạng phù nề qua cơ chế chống nhiễm trùng và kháng viêm.
  • Thuốc dùng tại chỗ: Viên đạn dược (suppositoire), thuốc mỡ (pommade) là những loại thuốc dùng tại chỗ thường được sử dụng. Việc sử dụng loại thuốc này sẽ giúp bệnh nhân vô cảm tại chỗ, kháng viêm và tăng dẫn xuất trợ tĩnh mạch.
Điều trị trĩ nội độ 2 bằng phương pháp nội khoa
Điều trị trĩ nội độ 2 bằng phương pháp nội khoa

2. Điều trị bệnh trĩ nội độ 2 bằng thủ thuật

Nếu điều trị nội khoa không thể kiểm soát được các triệu chứng hoặc không mang lại hiệu quả chữa bệnh như mong đợi, bác sĩ chuyên khoa sẽ yêu cầu bệnh nhân kết hợp cả thủ thuật và nội khoa.

Phẫu thuật Longo

Đối với những trường hợp điều trị nội khoa không mang lại hiệu quả, phương pháp chữa trĩ bằng phẫu thuật Longo sẽ được xem xét và áp dụng.

Phẫu thuật Longo chữa trĩ là phương pháp phẫu thuật được thực hiện bằng cách sử dụng máy khâu vòng để cắt, loại bỏ một khoanh niêm mạc có kích thước từ 3 – 5 cm trên đường lược và khâu vòng bằng một loại máy bấm khâu tự động.

Nguyên tắc áp dụng của phương pháp điều trị bệnh trĩ bằng phẫu thuật Longo là cắt và khâu quanh niêm mạc ở khu vực có búi trĩ. Từ đó giúp làm giảm quá trình lưu thông máu đến đám rối tĩnh mạch trĩ. Đồng thời làm giảm thể tích búi trĩ do búi trĩ không được nuôi dưỡng, giúp treo đệm hậu môn vào ống hậu môn.

Ưu điểm của phương pháp chữa trĩ bằng phẫu thuật Longo

  • Bệnh nhân không mất nhiều thời gian để nằm viện và để nghỉ dưỡng.
  • Phương pháp phẫu thuật Longo mang lại kết quả khả quan cho những trường hợp mắc bệnh trĩ nội và sa trực tràng.
  • Phương pháp phẫu thuật Longo điều trị trĩ sử dụng chỉ tự tiêu nên hạn chế được tình trạng nhiễm trùng vết mổ trong trường hợp chỉ khâu tiếp xúc trực tiếp với môi trường. Đồng thời giúp đảm bảo tính thẩm mỹ.
  • Bệnh nhân có thể động và thực hiện các hoạt động sinh hoạt thường ngày sau một thời gian ngắn.

Nhược điểm:

  • Tỷ lệ tái phát cao, bệnh có nguy cơ tái phát lại trong thời gian ngắn.
  • Chi phí cao.
  • Bệnh nhân có thể mắc phải một số biến chứng trong thời gian thực hiện phẫu thuật. Cụ thể như thủng trực tràng, chảy máu thứ phát, hẹp đoạn trực tràng thứ phát.

Phương pháp chích xơ búi trĩ

Chích xơ búi trĩ là phương pháp được sử dụng phổ biến cho bệnh trĩ nội độ 1 và bệnh trĩ nội độ 2. Để thực hiện phương pháp điều trị này, bác sĩ chuyên khoa sẽ bơm vào gốc búi trĩ một loại thuốc đặc biệt với mục đích làm giảm nhanh lưu lượng máu đến búi trĩ, hình thành một mô sẹo xơ dính bám ngay tại lớp cơ dưới niêm mạc. Từ đó giúp cải thiện tình trạng chảy máu búi trĩ khi đi đại tiện.

Ưu điểm của phương pháp chích xơ búi trĩ

  • Kỹ thuật đơn giản, dễ thực hiện.
  • Chích xơ búi trĩ là một phương pháp an toàn.
  • Thủ thuật nhanh chóng, thời gian tiến hành ngắn nên không tạo áp lực cho bệnh nhân và người thực hiện.

Nhược điểm:

  • Có thể hình thành một số biến chứng. Cụ thể như chích vào tuyến tiền liệt dẫn đến viêm tuyến tiền liệt, chảy máu tại chỗ chích xơ, viêm âm đạo, viêm lỗ hậu môn.
  • Đây là một kỹ thuật đơn giản nhưng đòi hỏi bác sĩ thực hiện phải có nhiều năm kinh nghiệm, có tay nghề cao mới tránh được biến chứng và cho ra kết quả điều trị tốt.

Quang đông hồng ngoại

Quang đông hồng ngoại được áp dụng với mục đích làm cho mô bị đông lại bằng cách sử dụng sức nóng để tạo ra sẹo xơ. Từ đố cố định búi trĩ vào ống hậu môn và làm giảm lưu lượng máu đến búi trĩ.

Ưu điểm của phương pháp quang đông hồng ngoại:

  • Có khả năng cầm máu cao, an toàn.
  • Không tác động và không làm ảnh hưởng đến những thiết bị khác trên cơ thể của bệnh nhân. Điển hình như máy điều hòa nhịp tim hoặc một số dụng cụ điện tử khác.

Nhược điểm:

  • Chi phí điều trị cao.
  • Bệnh nhân thường phải làm thủ thuật nhiều lần.

Thắt búi trĩ bằng vòng cao su

Nguyên tắc điều trị của phương pháp thắt búi trĩ bằng vòng cao su là làm giảm lưu lượng máu đến búi trĩ thông qua việc cột chung búi trĩ cùng với da quanh hậu môn, hình thành một mô sẹo xơ dính ngay tại lớp cơ dưới lớp niêm mạc. Phương pháp điều trị này sẽ giúp bệnh nhân cố định ống hậu môn đúng với mục đích, nguyên tắc bảo tồn lớp niêm mạc hậu môn.

Tuy nhiên phương pháp thắt búi trĩ bằng vòng cao su thường tạo ra cảm giác đau đớn vầ khó chịu bởi việc thắt chung búi trĩ cùng với da quanh hậu môn. Chính vì thế, phương pháp điều trị này không được sử dụng rộng rãi so với những phương pháp chữa trị khác.

Ngoài những phương pháp điều trị trên, bệnh nhân bị trĩ nội độ 2 có thể được chỉ định điều trị với phương pháp phẫu thuật cắt búi trĩ (áp dụng cho trĩ nội độ 2 có búi trĩ lớn, búi trĩ gây chảy máu nhiều và liên tục hoặc đa búi trĩ) và phẫu thuật cắt khoanh niêm mạc.

Thắt búi trĩ bằng vòng cao su
Thắt búi trĩ bằng vòng cao su

3. Điều trị trĩ nội độ 2 bằng thảo dược thiên nhiên

Đối với trường hợp trĩ nội độ 2 tạo búi trĩ không quá lớn, tình trạng chảy máu khi đi đại tiện và các triệu chứng khác không quá nghiêm trọng, bệnh nhân có thể kiểm soát bệnh lý bằng một số loại thảo dược thiên nhiên. Tuy nhiên trước khi áp dụng phương pháp điều trị này, bệnh nhân nên trao đổi thông tin và tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa.

Cách sử dụng rau diếp cá chữa bệnh trĩ nội độ 2

Tác dụng:

  • Phòng ngừa nhiễm trùng, làm co búi trĩ
  • Kháng viêm, ức chế sự phát triển của tụ cầu vàng và giúp cầm máu
  • Phòng ngừa bệnh trĩ phát triển theo hướng xấu.

Nguyên liệu:

  • Rau diếp cá:

Cách thực hiện:

  • Rửa sạch rau diếp cá, sau đó phơi khô rau và xay nhuyễn thành bột
  • Bảo quản thuốc bột trong hộp kín
  • Khi cần lấy từ 2 – 3 gram bột thuốc hòa tan cùng với nước ấm để uống
  • Người bệnh kiên trì uống nước rau diếp cá từ 1 – 2 lần mỗi ngày đến khi các triệu chứng thuyên giảm.

Cách chữa bệnh trĩ độ 2 bằng tỏi

Tác dụng:

  • Kháng viêm
  • Chống khuẩn, phòng ngừa tình trạng viêm nhiễm hậu môn
  • Làm co búi trĩ, giúp tái tạo các mô mềm quanh hậu môn.

Nguyên liệu:

  • Tỏi tươi.

Thực hiện cách 1:

  • Bóc vỏ một nhánh tỏi, rửa sạch và đập dập
  • Cho tỏi vào ống hậu môn, để qua đêm
  • Sáng hôm sau đi đại tiện thì lấy tỏi ra ngoài
  • Thực hiện 1 lần/ngày. Lưu ý không áp dụng cho những người chảy nhiều máu tại hậu môn.

Thực hiện cách 2:

  • Bóc vỏ 500 gram tỏi tươi, rửa sạch và để ráo nước
  • Tiến hành giã nhuyễn tỏi và cho bào bình thủy tinh
  • Đổ vào bình 500ml rượu trắng, đậy kín nắp và ngâm trong 2 tuần
  • Sử dụng rượu tỏi để vệ sinh vùng hậu môn 2 lần/ngày.
Cách chữa bệnh trĩ độ 2 bằng tỏi
Cách chữa bệnh trĩ độ 2 bằng tỏi

Cách trị trĩ độ 2 bằng mật ong nguyên chất

Tác dụng:

  • Kháng viêm, giảm sưng và khắc phục tình trạng nhiễm trùng
  • Thúc đẩy quá trình làm lành vết thương
  • Làm giảm triệu chứng chảy máu do búi trĩ.

Nguyên liệu:

  • Mật ong nguyên chất
  • 50 gram đậu đen.

Thực hiện cách 1:

  • Vệ sinh hậu môn sạch sẽ
  • Thoa đều mật ong nguyên chất lên vùng hậu môn và nhẹ nhàng thoa một ít vào ống hậu môn
  • Sau 30 phút, rửa hậu môn bằng nước ấm
  • Thực hiện từ 1 – 2 lần/ngày.

Thực hiện cách 2:

  • Rửa sạch đậu đen và cho vào nồi ninh nhừ
  • Thêm 20ml mật ong nguyên chất vào nồi và khuấy đều
  • Ăn 2 lần mỗi ngày. Kiên trì áp dụng từ 1 – 2 tuần.

Cách sử dụng dầu dừa điều trị bệnh trĩ độ 2

Tác dụng:

  • Cải thiện tình trạng đau rát và ngứa ngáy hậu môn
  • Làm giảm triệu chứng chảy máu do búi trĩ
  • Hỗ trợ điều trị bệnh trĩ
  • Làm dịu nhanh những tổn thương tại vùng hậu môn.

Nguyên liệu:

  • Dầu dừa nguyên chất.

Thực hiện cách 1:

  • Vệ sinh hậu môn sạch sẽ
  • Thoa đều dầu dừa nguyên chất lên vùng hậu môn, đồng thời nhẹ nhàng thoa thêm một ít dầu dừa vào ống hậu môn
  • Sau 30 phút, sử dụng nước ấm rửa hậu môn
  • Thực hiện từ 1 – 2 lần/ngày.

Thực hiện cách 2:

  • Cho 1 muỗng cà phê dầu dừa vào 200ml nước ấm, khuấy đều
  • Uống ngay khi thực hiện
  • Bệnh nhân bị trĩ kiên trì uống dầu dừa mỗi ngày 1 – 2 lần để cải thiện triệu chứng.
Cách sử dụng dầu dừa điều trị bệnh trĩ độ 2
Cách sử dụng dầu dừa điều trị bệnh trĩ độ 2

Biện pháp chăm sóc, phòng ngừa bệnh trĩ nội độ 2 tiến triển

Để hỗ trợ quá trình điều trị trĩ nội độ 2, chăm sóc đúng cách và phòng ngừa bệnh trĩ tiến triển theo chiều hướng xấu, người bệnh nên áp dụng một số biện pháp sau:

  • Uống đủ 2 – 2,5 lít nước lọc mỗi ngày để phòng ngừa bệnh táo bón, giảm áp lực lên búi trĩ. Ngoài nước lọc, người bệnh nên uống thêm nước ép trái cây, rau củ để tăng cường bổ sung vitamin. Từ đó nâng cao sức khỏe và thúc đẩy quá trình làm lành tổn thương.
  • Bổ sung thực phẩm nhuận tràng, thực phẩm giàu chất xơ, vitamin và khoáng chất vào chế độ ăn uống mỗi ngày. Điều này sẽ giúp người bệnh hỗ trợ quá trình tiêu hóa thức ăn, phòng ngừa bệnh táo bón và ngăn búi trĩ gia tăng kích thước.
  • Hạn chế sử dụng thực phẩm cay nóng, thức ăn nhanh, thức ăn chế biến sẵn, món ăn nhiều dầu mỡ, rượu bia… Bởi những loại thực phẩm này sẽ khiến phân khô cứng và tạo nhiều áp lực lên vùng hậu môn.
  • Nâng cao sức khỏe, sức đề kháng, kích thích hoạt động của hệ tiêu hóa và phòng ngừa táo bón bằng cách tăng cường vận động và duy trì thói quen luyện tập thể dục hàng ngày. Một số bài tập mang lại nhiều lợi ích gồm bơi lội, chạy bộ, đi bộ, yoga…
  • Người bệnh cần đi vệ sinh khi có nhu cầu, không nhịn đi đại tiện để tránh gây táo bón và làm nặng thêm bệnh trĩ. Hãy đứng dậy và rời khỏi nhà vệ sinh nếu không có nhu cầu đi đại tiện, tuyệt đối không cố gắng rặn hoặc ngồi quá lâu.
  • Tránh lo âu, căng thẳng hay buồn rầu trong thời gian dài. Không thức khuya, đảm bảo ngủ 8 tiếng/ngày. Cân bằng thời gian làm việc và nghỉ ngơi.
  • Tránh hút thuốc lá, tránh thừa cân béo phì bằng cách kiểm soát cân nặng phù hợp.
  • Nên mặc đồ lót và quần có chất liệu mềm, có khả năng thấm hút để tránh ma sát lên búi trĩ, giúp thông thoáng vùng hậu môn và làm giảm nguy cơ nhiễm khuẩn.
Bổ sung thực phẩm nhuận tràng, thực phẩm giàu chất xơ, vitamin và khoáng chất
Bổ sung thực phẩm nhuận tràng, thực phẩm giàu chất xơ, vitamin và khoáng chất để chăm sóc và điều trị trĩ

Trĩ nội độ 2 là bệnh hậu môn trực tràng có thể được chữa khỏi bằng nhiều phương pháp khác nhau nếu sớm phát hiện. Vì thế, người bệnh nên sớm đến cơ sở y tế để tiến hành thăm khám và chữa trị ngay khi nhận thấy các dấu hiệu bất thường xảy ra ở hậu môn.