Bệnh phong thấp có lây không? Làm sao phòng ngừa?

Phong thấp là bệnh lý xảy ra khá phổ biến ở người già, hiện bệnh đang có dấu hiệu ngày càng trẻ hóa và số ca bệnh cũng tăng cao không ngừng. Chính điều này đã khiến cho nhiều người cho rằng phong thấp là bệnh lý có thể lây nhiễm từ người này sang người khác. Vậy thực hư chuyện này là sao, bệnh phong thấp có lây không và làm sao để phòng ngừa? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn giáp đáp được thắc mắc ở trên.

Bệnh phong thấp có lây nhiễm từ người này sang người khác được không?
Bệnh phong thấp có lây nhiễm từ người này sang người khác được không?

Bệnh phong thấp có lây không?

Phong thấp hay còn được biết đến là bệnh tê thấp, đây là một dạng của bệnh viêm khớp dạng thấp. Triệu chứng đặc trưng của căn bệnh này là gây viêm sưng và đau nhức tại khớp, kèm theo tình trạng tê bì và cứng khớp vào mỗi buổi sáng sau khi thức dậy. Đây là bệnh lý xảy ra phổ biến ở nữ giới khi đã bước qua độ tuổi trung niên, đặc biệt là những người phải làm việc trong môi trường ẩm thấp, nhân viên văn phòng, người thừa cân béo phì,… Nhiều người lầm tưởng căn bệnh này có thể lây lan từ người này sang người khác. Vậy bệnh phong thấp có thực sự lây từ người này sang người khác không?

Theo quan niệm về bệnh phong thấp trong Y học cổ truyền, phong thấp là bệnh lý xảy ra do yếu tố phong và hàn thấp xâm nhận vào bên cơ thể. Lúc này chúng sẽ tấn công và làm tổn thương đến hệ khí, điều này sẽ khiến cho hệ kinh mạch bên trong cơ thể bị trì trệ, quá trình lưu thông khí huyết đến xương khớp cũng kém hẳn. Chính điều này đã tạo điều kiện cho bệnh phong thấp hình thành và gây ra triệu chứng đau nhức, tê bì chân tay. Còn theo Y học hiện đại, phong thấp là bệnh lý tự miễn mạn tính và gây ảnh hưởng đến khớp với nhiều mức độ khác nhau. Mặc dù chưa tìm ra được chính xác nguyên nhân gây ra bệnh nhưng phong thấp hình thành lại có liên quá trực tiếp đến yếu tố cơ địa, nhiễm khuẩn và rối loạn hệ miễn dịch.

Với những thông tin trên thì ta thấy được, phong thấp là bệnh lý không thể lây nhiễm từ người này sang người khác thông qua các tiếp xúc thông thường. Chính vì vậy, bạn hoàn toàn có thể yên tâm nếu có sinh hoạt chung với người bị bệnh phong thấp. Mặc dù không có khả năng lây nhiễm nhưng bệnh phong thấp vẫn có khả năng di truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Một vài nghiên cứu khoa học đã chỉ ra, những đối tượng có người thân trong gia đình bị phong thấp thì sẽ có nguy cơ mắc bệnh cao gấp 3 lần so với người khác.

Phong thấp là bệnh xương khớp mãn tính khá nguy hiểm, người bệnh tuyệt đối không được chủ quan trong việc thăm khám và điều trị. Nếu bệnh không tiến hành can thiệp đúng cách sẽ khiến bệnh tiến triển sang giai đoạn nặng, nguy cơ phát sinh ra nhiều biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng nghiêm trọng đến hệ xương khớp, cơ quan nội tạng, tim mạch,…

Bệnh phong thấp ở mức độ nặng sẽ gây ra rất nhiều biến chứng nguy hiểm
Bệnh phong thấp ở mức độ nặng sẽ gây ra rất nhiều biến chứng nguy hiểm

Các biện pháp phòng tránh bệnh phong thấp

Hiện nay, y học vẫn chưa tìm ra được phương pháp điều trị bệnh phong thấp dứt điểm, các cách điều trị hiện nay đều nhằm mục đích chính là đẩy lùi các triệu chứng do bệnh gây ra. Đa số các trường hợp bệnh nhẹ sẽ được hướng dẫn sử dụng thuốc điều trị, còn những trường hợp nặng sẽ được cân nhắc thực hiện phẫu thuật.

Tuy nhiên, phong thấp là bệnh lý xảy ra phổ biến ở người già do ảnh hưởng từ chế độ ăn uống và lối sống sinh hoạt hàng ngày. Vì vậy, tốt nhất bạn nên tìm hiểu kỹ về bệnh và có các biện pháp phòng tránh ngay từ trẻ như dân gian thường nói “phòng bệnh hơn chữa bệnh”. Dưới đây là các cách phòng tránh bệnh phong thấp bạn có thể tham khảo:

Phòng bệnh phong thấp bằng cách điều chỉnh chế độ ăn uống

Chế độ ăn uống hàng ngày cũng là một trong những yếu tố làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh. Để phòng tránh bệnh phong thấp, người bệnh cần phải xây dụng cho bản thân chế độ ăn uống khoa học và bổ sung đầy đủ dưỡng chất cho cơ thể.

  • Nên tăng cường bổ sung các loại rau xanh và trái cây tươi có tác dụng tích cực  đến hệ xương khớp như rau cải xanh, dưa hấu, chuối, rau muống,… Thường xuyên sử dụng các loại thực phẩm giàu đạm và yếu tố vi lượng canxi  như hải sản, sữa tươi, hạt mè đen,….
  • Hạn chế sử dụng các loại thực phẩm có tác động tiêu cực đến xương khớp, làm gia tăng nguy cơ rối loạn chuyển hóa và gây ra bệnh như thức ăn nhanh chứa nhiều dầu mỡ, đồ ăn chứa nhiều muối, đồ ngọt nhiều đường hóa học,…
  • Bổ sung đủ nước cho cơ thể mỗi ngày thông qua nước lọc, nước ép trái cây, nước ép rau, canh,… Tuyệt đối tránh xa các loại đồ uống có gas và chất kích thích như trà đặc, cà phê, đồ uống chứa cồn,…
Phòng ngừa bệnh phong thấp bằng cách điều chỉnh lại chế độ ăn uống hàng ngày sao cho khoa học
Phòng ngừa bệnh phong thấp bằng cách điều chỉnh lại chế độ ăn uống hàng ngày sao cho khoa học

Hình thành lối sống khoa học phòng bệnh phong thấp

Thói quen sinh hoạt hàng ngày là một trong những yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và tạo điều kiện kích thích bệnh phong thấp tiến triển. Những điều bạn cần phải chú ý trong đời sống sinh hoạt hàng ngày để hạn chế nguy cơ mắc bệnh là:

  • Theo Đông y, khí lạnh xâm nhập vào cơ thể khiến quá trình lưu thông khí huyết bị ảnh hưởng là nguyên nhân chính gây ra bệnh. Để phòng tránh căn bệnh này bạn cần thực hiện giữ ấm cơ thể vào mùa đông hoặc những ngày thời tiết chuyển lạnh như đeo găng tay, mang vớ, mặc áo ấm,…
  • Dành từ 15 – 30 phút mỗi ngày để tập luyện thể dục thể thao giúp cải thiện độ chắc khỏe và linh hoạt của xương khớp, tăng cường sức đề kháng và giúp quá trình trao đổi chất bên trong cơ thể diễn ra tốt hơn. Tuy nhiên, bạn chỉ nên thực hiện tập luyện bằng các bài tập nhẹ nhàng như yoga, đi bộ,… hạn chế các vận động mạnh dễ gây tổn thương đến hệ xương khớp.
  • Cần phải cân bằng giữa thời gian làm việc và nghĩ ngơi, thường xuyên vận động hoặc có các biện pháp giải tỏa thần kinh sau mỗi giờ làm việc căng thẳng. Tuyệt đối không được thức khuya, giấc ngủ có vai trò rất quan trọng đối với cơ thể và đây cũng là một trong những cách giúp giải tỏa mệt mỏi rất hữu hiệu.
  • Hạn chế mang vác vật nặng hoặc khuân vác đồ không đúng cách để tránh gây tổn thương đến hệ xương khớp. Kiểm soát cân nặng ở mức độ hợp lý vì đây cũng là một trong những yếu tố thúc đẩy bệnh thấp khớp tiến triển. Nếu đang trong tình trạng thừa cân thì bạn nên tiến hành giảm cân một cách khoa học, tránh tình trạng xương khớp phải chịu áp lực trong thời gian dài và thúc đẩy quá trình lão hóa diễn ra sớm.
  • Luôn giữ cho tinh thần thoải mái và lạc quan trong cuộc sống, nếu làm được điều này sẽ giúp bạn luôn tươi trẻ và phòng ngừa được rất nhiều căn bệnh. Thường xuyên đi thăm khám sức khỏe định kỳ để sớm phát hiện ra các bệnh lý có liên quan và tiến hành điều trị triệt để ngay từ giai đoạn sớm.
Tăng cường tập luyện thể dục thể thao giúp phòng bệnh phong thấp và nâng cao sức khỏe
Tăng cường tập luyện thể dục thể thao giúp phòng bệnh phong thấp và nâng cao sức khỏe

Phong thấp là bệnh lý xảy ra do yếu tố cơ địa của mỗi người nên không có khả năng lây nhiễm. Tuy nhiên, đây là bệnh mãn tính chưa có phương pháp điều trị dứt điểm và dễ phát sinh biến chứng, vì thế người bệnh không được chủ quan trong điều trị. Tốt nhất, bạn nên có các kiến thức cơ bản về nguyên nhân gây ra bệnh, để từ đó có thể chủ động đưa ra các biện pháp chủ động phòng tránh tốt nhất.