Bệnh gút có nên ăn thịt lợn không? Bao nhiêu là đủ?

Thịt lợn và các loại thịt nói chung cung cấp nhiều protein và khoáng chất cần thiết cho cơ thể. Tuy nhiên, người bệnh gút có nên ăn thịt lợn không và ăn bao nhiêu để không khiến các triệu chứng trở nên nghiêm trọng? Người bệnh có thể tham khảo một số thông tin cơ bản trong bài viết này để xây dựng chế độ ăn uống phù hợp.

bệnh gút có nên ăn thịt lợn
Tìm hiểu thông tin bệnh gút có nên ăn thịt lợn để xây dựng chế độ dinh dưỡng phù hợp

Bệnh gút có nên ăn thịt lợn không?

Bệnh gút (hay bệnh gout) là bệnh lý viêm khớp phổ biến dẫn đến các cơn đau đớn, sưng đỏ và viêm ở các khớp, phổ biến là khớp ngón chân cái. Các triệu chứng bệnh gút có thể xuất hiện một cách đột ngột và nghiêm trọng, được gọi là các cơn đau gút cấp tính. Trong một số trường hợp cơn đau có thể kéo dài và trở thành bệnh gút mãn tính.

Bệnh gút hình thành khi nồng độ axit uric trong máu cao, dẫn đến hình thành các tinh thể axit lắng đọng ở các khớp. Ngoài các bệnh lý, điều kiện y tế, chế độ ăn uống không phù hợp có thể góp phần tăng nguy cơ mắc bệnh gút.

Thịt lợn và các loại thịt chứa nguồn protein dồi dào, cần thiết trong chế độ dinh dưỡng và sự phát triển của cơ thể. Tuy nhiên các loại thịt thường chứa nhiều purin, có thể làm tăng nồng độ axit uric trong cơ thể và tăng nguy cơ mắc bệnh gút hoặc khiến bệnh gút trở nên nghiêm trọng hơn.

Do đó, hầu hết các chế độ ăn uống dành cho người bệnh gút thường đề nghị loại bỏ các loại thịt, đặc biệt là thịt đỏ để cải thiện các triệu chứng.

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, trong 100 gam thịt lợn có chứa khoảng 150 – 200 miligam purin, thuộc nhóm nồng độ purin trung bình và có thể sử dụng cho người bệnh gút với số lượng vừa phải. Do đó, người bệnh gút có thể sử dụng thịt lợn với số lượng vừa phải để bổ sung protein và không dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng.

Người bệnh gút nên ăn bao nhiêu thịt lợn?

Bệnh gout phát triển khi nồng độ axit uric cao dẫn đến tình trạng lắng đọng tinh thể axit ở khớp. Các chất tự nhiên có trong thực phẩm, được gọi là purin, có thể tăng hoặc giảm nồng độ axit uric trong cơ thể. Do đó, chế độ ăn uống là một phần quan trọng khi điều trị và ngăn ngừa bệnh gút.

Bệnh gút có An được tiết cạnh không
Người bệnh gút có thể ăn thịt lớn 2 -3 lần mỗi tuần để cải thiện chế độ dinh dưỡng

Một chế độ ăn giàu purin có thể khiến các triệu chứng bệnh gút trở nên nghiêm trọng. Mặc dù thuộc nhóm có hàm lượng purin trung bình, tuy nhiên việc sử dụng quá nhiều hoặc quá thường xuyên có thể làm tăng nồng độ axit uric trong cơ thể và khiến các triệu chứng gút trở nên nghiêm trọng hơn.

Thịt lợn, thịt ba chỉ và các món chế biến từ thịt lợn chứa nhiều chất béo, phô mai, bơ hoặc sốt mayonnaise có thể tăng chất béo bão hòa trong cơ thể, gây viêm và khiến các triệu chứng gút trở nên nghiêm trọng hơn.

Để ngăn ngừa các rủi ro không mong muốn, các chuyên gia khuyến cáo, người bệnh gút nên tiêu thụ thịt lớn trong khoảng 50 – 150 gam mỗi ngày và 2 – 3 lần mỗi tuần. Để thay thế nguồn protein từ thịt, người bệnh có thể sử dụng protein từ thực vật như các loại đậu, đậu phụ hoặc đậu lăng.

Bên cạnh đó khi tiêu thụ thịt lợn, người bệnh nên chọn các loại thịt nạc, không mỡ để hạn chế các chất béo không lành mạnh. Khi biến thịt lợn, người bệnh nên chọn các kỹ thuật nấu ăn ít chất béo như nướng, hấp hoặc luộc. Nếu cần chiên xào thịt lợn, người bệnh nên sử dụng dầu ô liu hoặc dầu hạt cải để tăng cường chất dinh dưỡng và hạn chế các biến chứng nghiêm trọng.

Một số loại thịt người bệnh gút cần tránh

Một số loại thịt có hàm lượng purin cao, có thể tạo ra axit uric và khiến các triệu chứng bệnh gút trở nên nghiêm trọng. Các loại thịt người bệnh gút cần tránh bao gồm:

Bệnh gút có An được thịt bò không
Các loại thịt đỏ có thể làm tăng nồng độ axit uric và khiến các triệu chứng bệnh gút trở nên nghiêm trọng
  • Thịt đỏ: Thịt đỏ là thuật ngữ mô tả các loại thịt có màu đỏ khi còn sống và chuyển tái khi chế biến. Một số loại thịt đỏ phổ biến mà người bệnh gút cần tránh bao gồm thịt bò, thịt dê, thịt cừu,..
  • Nội tạng động vật: Các loại thịt nội tạng động vật được cho là chứa hàm lượng purin cao như thận, gan, não,…
  • Các loại cá: Một số loại các như cá cơm, cá trích, cá ngừ, cá mòi, cá thu, cá chép cá tuyết,… có thể khiến các triệu chứng bệnh gút trở nên nghiêm trọng, do đó người bệnh cần tránh sử dụng.
  • Hải sản và động vật có vỏ: Các loại hải sản và động vật có vỏ như tôm, cua, sò, ốc,… có thể khiến các triệu chứng bệnh gút trở nên nghiêm trọng và tăng nguy cơ viêm khớp. Do đó, người bệnh cần tránh sử dụng.
  • Đùi gà: Mặc dù thịt gà được xem là phù hợp cho chế độ ăn kiêng của người bệnh gút, tuy nhiên thịt đùi gà là khu vực chứa nhiều purin. Do đó, người bệnh gút nên tránh tiêu thụ thịt đùi gà.

Lưu ý về chế độ ăn uống của người bệnh gút

Mặc dù không có kế hoạch ăn uống cụ thể nào sẽ ngăn chặn hoàn toàn các triệu chứng bệnh, nhưng một chế độ ăn kiêng phù hợp có thể làm giảm lượng axit uric trong cơ thể và cải thiện các triệu chứng bệnh gút.

Bệnh gút có An được cá không
Hạn chế uống bia và các chất kích thích có thể hỗ trợ cải thiện các triệu chứng bệnh gút

Các loại thực phẩm cần tránh trong thực đơn dành cho người bệnh gút bao gồm:

  • Bia và rượu
  • Thịt đỏ, thịt cừu và thịt dê
  • Các loại thịt nội tạng, chẳng hạn như gan, thận và các loại thịt tuyến như thịt tuyến ức hoặc thịt tuyến tụy
  • Hải sản, đặc biệt là động vật có vỏ như tôm, tôm hùm, trai, cá cơm và cá mòi
  • Các sản phẩm có hàm lượng đường cao như soda, một số loại nước ép, ngũ cốc, kem, kẹo và thức ăn nhanh

Các loại thực phẩm có hàm lượng purin thấp phù hợp cho người bệnh gút bao gồm:

  • Các sản phẩm ít béo và không béo, như sữa chua và sữa tách kem
  • Rau quả tươi
  • Các loại hạt, bơ đậu phộng và ngũ cốc
  • Khoai tây, gạo, bánh mì hoặc mì ống
  • Trứng (với số lượng phù hợp)
  • Các loại cá, gà và thịt đỏ, bao gồm thịt lợn, nên tiêu thụ với số lượng phù hợp từ 50 – 150 gam mỗi ngày
  • Hầu hết các loại rau đều phù hộ trong chế độ ăn uống dành cho người bệnh gút

Bên cạnh các loại thực phẩm, một số loại đồ uống cũng có thể gây ảnh hưởng đến axit uric và khiến các triệu chứng gút trở nên nghiêm trọng hơn. Một số lưu ý về đồ uống cho người bệnh gút thường bao gồm:

  • Uống từ 8 – 16 cốc nước mỗi ngày và một nửa trong số nước tiêu thụ nên là nước lọc
  • Bổ sung vitamin C có thể giảm axit uric, tuy nhiên lượng fructose có thể làm tăng nồng độ axit uric, do đó người bệnh nên tiêu thụ điều độ
  • Cà phê chứa caffeine cũng có thể hỗ trợ cắt giảm axit uric, tuy nhiên người bệnh không nên lạm dụng cà phê

Ngoài ra, người bệnh nên tránh sử dụng các loại đồ uống có đường như soda, nước ép trái cây, bia hoặc rượu nói chung.

Mặc dù chế độ ăn uống lành mạnh với số lượng phù hợp có thể kiểm soát các triệu chứng gout, tuy nhiên người bệnh có thể cần sử dụng thuốc để ngăn ngừa các cơn gút cấp tính trong tương lai. Do đó, trao đổi với bác sĩ về các biện pháp điều trị cũng như cách phòng ngừa hiệu quả.

Các loại thịt, bao gồm thịt lớn chứa nguồn protein cần thiết cho chế độ dinh dưỡng của con người. Tuy nhiên, người bệnh gút nên hạn chế tiêu thụ thịt lợn hoặc tiêu thụ với số lượng phù hợp để tránh tình trạng khiến các triệu chứng trở nên nghiêm trọng. Trao đổi với bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng trước khi thay đổi chế độ ăn uống.