Bệnh gout nên ăn gì, kiêng gì để giảm đau, nhanh khỏi?

Người bị bệnh gout nên ăn các thực phẩm có khả năng làm giảm axit uric dư thừa trong máu như tỏi, bắp cải, bí xanh, rau cần, nho… Tránh ăn các thức ăn nhiều dầu mỡ, gia vị cay và kiêng tuyệt đối bia rượu. 

Bệnh gout nên ăn gì?

Sự khởi phát của bệnh gout có liên quan mật thiết đến chế độ ăn uống hàng ngày của bạn. Bệnh ảnh hưởng chủ yếu đến những người thường xuyên sử dụng bia rượu, có chế độ ăn giàu đạm, uống ít nước và thường xuyên sử dụng các thực phẩm giàu purin. Tất cả đều góp phần làm tăng lượng axit uric trong cơ thể. Khi không được đào thải hết, chất này tích tụ ngày càng nhiều và lắng đọng thành tinh thể muối urat sắc nhọn gây tổn tương, sưng viêm và đau nhức khớp dữ dội.

Trong chế độ ăn hàng ngày, bạn nên ưu tiên lựa chọn các thực phẩm có khả năng làm giảm axit uric hoặc có đặc tính kháng viêm, giảm đau tự nhiên để hỗ trợ tốt nhất cho quá trình điều trị bệnh. Dưới đây là những thực phẩm bạn nên ăn nếu đang bị gout.

1. Tỏi chống viêm, diệt khuẩn, làm giảm axit uric

Tỏi chứa nhiều lưu huỳnh, một chất có khả năng làm giảm axit uric. Ngoài ra, trong thành phần hóa học của tỏi còn chứa nhiều hoạt chất kháng sinh allicin có tác dụng kháng viêm, diệt khuẩn, ngăn ngừa nhiễm trùng tại khớp bị bệnh.

Bệnh gout nên ăn gì
Tỏi chứa nhiều lưu huỳnh và allicin có khả năng chống viêm, làm giảm axit uric trong máu

Hãy duy trì thói quen ăn 2 – 3 tép tỏi sống mỗi ngày hoặc thường xuyên sử dụng trong chế biến món ăn để cảm nhận được hiệu quả rõ ràng mà thực phẩm này mang lại cho sức khỏe.

2. Các loại cá béo

Bao gồm cà hồi, cá ngừ hay cá thu… Chúng đặc biệt chứa nhiều omega 3 – một loại axit béo không no vô cùng cần thiết cho sức khỏe mà cơ thể không tự tạo ra được. Chất này được biết đến với tác dụng kháng viêm, bảo vệ thành mạch, cải thiện các rối loạn thần kinh, giúp ngủ ngon và làm giảm hiện tượng co cứng, sưng đau khớp thường gặp ở người mắc các bệnh lý về xương khớp, bao gồm cả bệnh gout.

Mỗi tuần, bạn nên ăn từ 3 – 4 bữa cá béo để bổ sung omega 3 tự nhiên nhằm hỗ trợ đẩy lùi tình trạng viêm nhiễm trong khớp.

3. Bắp cải chống viêm

Rau bắp cải chính là một gợi ý hữu ích cho thắc mắc bệnh gout nên ăn gì. Sở hữu hàm lượng vitamin U dồi dào, bắp cải hoạt động như một chất kháng viêm tự nhiên. Chất này giúp làm giảm hiện tượng sưng đau, nóng đỏ tại khớp, thúc đẩy quá trình tự chữa lành tổn thương của cơ thể.

Cùng với đó, thành phần chất xơ, canxi và kali có trong bắp cải còn giúp xương khớp chắc khỏe, trung hòa axit uric dư thừa, hỗ trợ giảm cân, cải thiện khả năng miễn dịch và nâng cao sức khỏe tim mạch.

Để đạt được lợi ích tốt nhất từ thực phẩm này, bạn hãy uống 1 ly nước ép bắp cải tươi mỗi ngày. Ngoài ra, có thể ăn rau bắp cải luộc, nấu canh cũng rất tốt cho sức khỏe.

4. Sữa ít béo

Sữa chính là một thức uống lý tưởng cho người mắc bệnh gout. Nghiên cứu cho thấy, thói quen uống sữa hàng ngày có thể giúp làm giảm axit uric trong máu. Thành phần dồi dào trong sữa có tác dụng thúc đẩy quá trình tái tạo tế bào mới thay thế cho các mô bị tổn thương tại khớp. Một phần chất đạm cũng được chuyển hóa thành năng lượng cho cơ thể hoạt động, chống mệt mỏi.

bệnh gout nên ăn sữa
Uống 1- 2 ly sữa mỗi ngày giúp làm giảm axit uric, cải thiện sức khỏe xương khớp

Bên cạnh đó, sữa còn bổ sung phần lớn nhu cầu canxi hàng ngày của cơ thể. Canxi là thành phần quan trọng cấu tạo nên tế bào xương, giúp làm tăng mật độ xương, nâng cao sức khỏe cho hệ thống xương khớp của bạn.

Nếu đang bị gout tấn công, mỗi ngày bạn nên uống 1 – 2 ly sữa. Tốt nhất là uống sữa ít béo hoặc lựa chọn các loại sữa đã được tách béo hoàn toàn để tránh bị tâng cân sẽ tạo thêm gánh nặng cho khớp.

5. Bệnh gout nên ăn bí xanh

Bí xanh chứa thành phần chính là nước, chất xơ, vitamin A, C cùng các loại khoáng chất như photpho, canxi. Những dưỡng chất này làm tăng khả năng chuyển hóa purin trong cơ thể, kích thích tiểu tiện nhiều hơn để đào thải axit uric ra ngoài, đồng thời giúp xương khớp cứng cáp, khỏe mạnh hơn.

Thêm vào đó, bí xanh còn cung cấp nhiều kali. Chất này có thể giúp kiềm hóa, trung hòa axit trong cơ thể, ngăn chặn sự hình thành của các tinh thể urat sắc nhọn.

Bí xanh có thể chế biến theo nhiều hình thức khác nhau như: Luộc, xào, hầm xương, nấu canh với thịt bằm hay hấp cùng với cá. Ngoài ra, nước ép bí xanh cũng là thứ nước uống được nhiều người ưa chuộng. Bạn nên sử dụng thực phẩm này trong bữa ăn ít nhất 3 lần trong tuần.

6. Chanh

Chanh mặc dù chứa nhiều axit nhưng khi vào cơ thể, nó sẽ được đồng hóa để tạo thành môi trường kiềm có tác dụng trung hòa và đào thải axit uric dư thừa.

Ngoài ra, thực phẩm này còn chứa hàm lượng vitamin C phong phú. Nghiên cứu cho thấy, người bị bệnh gout bổ sung vitamin C với hàm lượng cao có thể giúp làm giảm axit uric, đẩy nhanh tốc độ hồi phục tổn thương, giảm viêm khớp và cải thiện sức đề kháng cho cơ thể.

Mỗi ngày, bạn hãy lấy 1/2 thìa nước cốt chanh đem với 100ml nước ấm và 2 thìa mật ong uống vào buổi sáng và buổi để đưa axit uric trở về ngưỡng an toàn.

7. Rau cần

Cả rau cần nước và rau cần cạn đều được khuyến khích sử dụng cho người mắc bệnh gout. Theo y học cổ truyền, loại rau này có tính mát, giúp giải nhiệt, lợi thấp.

Cùng với đó, thành phần tinh dầu cùng chất xơ và canxi được tìm thấy trong rau cần còn giúp đào thải axit uric, giúp xương khớp chắc khỏe hơn, hạn chế được tổn thương khi bị bệnh gout tấn công.

8. Các loại trái cây người mắc bệnh gout nên ăn

Cùng với các loại rau xanh thì hoa quả cũng là nguồn bổ sung nhiều vitamin và dưỡng chất có lợi cho người bị gout. Người bệnh nên thường xuyên ăn các loại trái cây dưới đây:

  • Quả việt quất: 

Việt quất giàu chất chống oxy hóa và anthocyanin có tác dụng kháng viêm, bảo vệ khớp. Thường xuyên sử dụng loại quả này cũng giúp làm giảm axit uric trong máu, ngăn chặn sự phát triển của bệnh gout và nâng cao khả năng miễn dịch của cơ thể.

bệnh gout nên ăn quả việt quất
Việt quất giàu chất chống oxy hóa, giúp bảo vệ khớp khỏi tác hại của tinh thể urat
  • Dưa hấu:

Dưa hấu có tính mát và không chứa nhân purin. Loại trái cây này có tác dụng thanh nhiệt, tiêu độc, lợi tiểu, hỗ trợ đào thải một phần axit uric dư thừa trong máu trong mỗi lần đi tiểu tiện.

Đặc biệt, dư hấu không chứa nhân purin nhưng lại có hàm lượng cao kali, nước, phốt pho, vitamin C. Những chất này có tác dụng giảm sưng đau, đẩy nhanh quá trình hồi phục tổn thương tại khớp, giúp các đợt gout cấp nhanh chóng bị dập tắt.

  • Quả lê:

Tính kiềm mạnh của quả lê có thể giúp trung hòa lượng lớn axit uric dư thừa trong máu. Cùng với đó, các thành phần vitamin nhóm B, C K, folate, mangan được tìm thấy trong loại trái cây này cũng giúp nâng cao sức đề kháng của cơ thể, cải thiện sức khỏe tổng thể.

  • Quả táo:

Táo ngoài tác dụng kiềm hóa axit còn bổ sung nhiều chất xơ, vitamin và khoáng tố. Mỗi ngày ăn 1 – 2 quả táo sẽ giúp hỗ trợ đào thải axit uric, giảm nhẹ mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng, ngăn ngừa các đợt gút cấp diễn ra trong tương lai.

  • Quả nho

Nho, đặc biệt là nho đen, nho đỏ chứa rất ít purin nhưng lại giàu chất chống oxy hóa, vitamin A, B, C, K. Loại trái cây này được xem là phương thuốc kháng viêm tự nhiên an toàn cho người bị bệnh gút. Duy trì uống 1 ly nước ép nho mỗi ngày hoặc ăn quả nho cũng giúp người bệnh ngăn chặn được sự tích tụ quá nhiều axit uric dẫn đến sự hình thành của các cục tophi.

Bên cạnh các loại quả trên, người bệnh có thể ăn chuối, dâu tây, bưởi hay dứa. Chúng đều tốt cho sức khỏe, lại có tác dụng tích cực trong việc làm giảm các triệu chứng của bệnh gout.

9. Khoai tây

Câu trả lời tiếp theo cho thắc mắc bị bệnh gout nên ăn gì đó chính là khoai tây. Chứa nhiều kali, khoai tây hoạt động như một loại thuốc trung hòa axit. Nó giúp làm giảm nồng độ axit uric trong máu một cách tự nhiên mà không gây bất kỳ tác dụng phụ nào.

Thêm một lý do giúp khoai tây trở thành thực phẩm lý tưởng cho người bị gút là bởi thực phẩm này không chứa nhân purin và rất tốt cho việc tiêu hóa cũng như quá trình chuyển hóa các chất dinh dưỡng trong cơ thể.

Ngoài việc thường xuyên thêm các món ăn từ khoai tây vào trong thực đơn, dân gian còn ép khoai tây tươi lấy nước uống chữa bệnh gout. Mỗi ngày bạn có thể uống 2 ly nhỏ vào buổi sáng và buổi tối để hỗ trợ đẩy lùi các triệu chứng của bệnh.

10. Rau cải bẹ xanh tốt cho người bị gout

Rai cải xanh được xếp vào nhóm các loại rau có tính kiềm mạnh. Thực phẩm này giúp ngăn chặn quá trình chuyển hóa purin thành axit uric và tăng cường chức năng đào thải axit uric tại thận.

bệnh gout nên ăn rau cải xanh
Tính kiềm của cải xanh có thể giúp trung hòa axit uric trong máu, cải thiện các triệu chứng bệnh gout

Thêm cải bẹ xanh vào trong bữa ăn 2 – 3 lần trong tuần cũng chính là cách đơn giản để bạn bổ sung một lượng lớn vitamin và khoáng chất có lợi cho cơ thể. Đây chính là nền tảng để có một cơ thể khỏe mạnh, giúp giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh, bao gồm cả bệnh gout.

Bị bệnh gout nên kiêng gì?

Song song với việc nắm rõ bệnh gout nên ăn gì, bạn cũng cần tìm hiểu những thứ cần kiêng kỵ để tránh sử dụng trong thực đơn hàng ngày nếu không muốn ảnh hưởng đến kết quả điều trị.

1. Hạt hướng dương

Hạt hướng dương là món ăn vặt được nhiều người ưa thích. Tuy nhiên nếu bạn đang bị gout thì nên hạn chế ăn loại hạt này. Nó chứa nhiều nhân purin nên nếu ăn thường xuyên sẽ lam hàm lượng purin trong máu tăng cao tới mức khó kiểm soát.

2. Thịt vịt

Cứ ăn 100g thịt vịt, bạn đã dung nạp vào cơ thể 138mg purin. Loại thịt này được xếp vào nhóm các thực phẩm có hàm lượng purin cao quá ngưỡng an toàn nên không được khuyến khích sử dụng cho người mắc bệnh gout.

3. Cá mòi

Cá mòi cũng là một trong những thực phẩm chứa nhiều purin nên không tốt cho người bị gout. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, cứ trong 100g cá mòi lại có đến 110 – 345mg purin. Cắt giảm thực phẩm này trong thực đơn sẽ giúp bạn kiểm soát bệnh gout tốt hơn.

4. Rau muống

Rau muống lá thực phẩm quen thuộc trong các bữa ăn của nhiều gia đình Việt. Thực phẩm này mặc dù cung cấp nhiều chất xơ, canxi và phốt pho nhưng lại không hề tốt nếu sử dụng trong thời gian đang bị bệnh gout tấn công. Lý do bởi ăn rau muống sẽ làm cơn đau nhức xương khớp trở nên dữ dội hơn và làm tổn thương viêm lâu lành.

bệnh gout kiêng ăn gì
Ăn rau muống trong các đợt gout cấp có thể làm tăng nặng triệu chứng bệnh

5. Bệnh gout nên kiêng ăn rau mồng tơi

Rau mồng tơi bình thường rất tốt cho sức khỏe nhưng đối với người bị bệnh gout thì ngược lại. Loại rau này chứa nhiều axit oxalic và purin nên nếu có sử dụng, bạn chỉ nên ăn một lượng nhỏ. Tránh ăn quá nhiều hoặc quá thường xuyên sẽ kích hoạt các đợt gout cấp bùng phát và làm tăng nguy cơ mắc bệnh sỏi thận.

6. Rau mầm

Giá đỗ và các loại rau mầm nói chung đều không được khuyến khích sử dụng trong thực đơn của người bị bệnh gout. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, nhóm thực phẩm này có hàm lượng purin cao. Khi được dung nạp với số lượng lớn, purin sẽ được biến đổi thành axit uric làm cơn gout cấp bùng phát và khó kiểm soát.

7. Ăn măng không tốt cho người bị gout

Nếu bạn đang thắc mắc bị bệnh gout nên kiêng gì thì măng chính là một đáp án. Các loại măng, bao gồm cả măng tây, măng tre hay măng trúc đều là những thực phẩm cần tránh nếu bạn không muốn hàm lượng axit uric luôn ở mức cao ngất ngưởng.

8. Đậu hà lan

Ăn đậu hà lan nhiều sẽ làm tăng chuyển hóa chất đạm khiến lượng axit uric trong máu tăng cao. Điều này sẽ gây không ít bất lợi chuto người mắc bệnh gout.

9. Thịt đỏ

Tiếp theo trong danh sách những thực phẩm người bị bệnh gout nên kiêng đó chính là thịt đỏ. Nhóm thực phẩm này chứa quá nhiều chất đạm khi được dung nạp sẽ chuyển hóa thành axit uric gây nên phản ứng sưng viêm tại khớp ở những người mắc bệnh gout. Vì vậy, bạn nên hạn chế ăn các loại thịt đỏ như thịt bò, thịt trâu, thịt dê, thịt chó…

10. Thực phẩm chứa nhiều chất béo

Ăn nhiều đồ béo gây tăng cân, làm gia tăng sức ép lên khớp bị bệnh. Ngoài ra, chất béo cũng cản trở lưu thông máu đến sửa chữa tổn thương, thậm chí còn làm tăng phản ứng viêm tại khớp bị bệnh. Đây chính là lý do người bị gout thường được khuyến cáo nên tránh các thực phẩm giàu chất béo như:

  • Thịt mỡ động vật
  • Khoai tây chiên
  • Gà rán
  • Nội tạng động vật
  • Các món chiên xào
  • Thức ăn nhanh

Bên cạnh đó, thay vì chế biến món ăn theo hình thức chiên xào, bạn nên tập thói quen ăn các món hấp hoặc luộc để hạn chế tối đa lượng chất béo tiêu thụ.

11. Bị bệnh gout nên kiêng ăn hải sản

Ngoại trừ cá béo giàu omega 3 thì các loại hải sản đều cần được cắt giảm khi xây dựng thực đơn cho người bị bệnh gout, đặc biệt là trong những đợt gout cấp khi cơn đau nhức khớp đang hành hạ dữ dội.

bệnh gout nên kiêng gì
Ăn nhiều tôm cua không tốt cho người bị gout

Với một bữa ăn nhiều hải sản, bạn đã dung nạp vào cơ thể một lượng lớn purin kéo theo hàm lượng axit uric cũng tiếp tục tăng thêm. Theo khuyến cáo, mỗi lần người bị gout chỉ nên ăn từ 110 – 170g hải sản nhưng cũng không được dùng quá thường xuyên.

12. Gà tây, ngỗng

Tương tự như những thực phẩm khác, gà tây và ngỗng đều chứa hàm lượng purin ở mức cao. Do vậy, bạn nên thay thế bằng thịt vịt hoặc thịt gà. Ưu tiên ăn thịt ở phần đùi và nên bỏ da gà vịt khi ăn.

13. Đồ ngọt làm tăng phản ứng viêm

Người bị bệnh gout không nên ăn nhiều đồ ngọt vì những lý do sau:

  • Chất ngọt làm tăng phản ứng viêm tại khớp
  • Ăn nhiều đồ ngọt làm lượng đường trong máu tăng cao, ảnh hưởng đến tuần hoàn máu và khả năng hồi phục của tổn thương
  • Chất ngọt làm giảm khả năng hấp thu canxi của cơ thể, khiến xương khớp càng trở nên suy yếu và dễ gặp biến chứng khi bị gout.
  • Trường hợp đang được điều trị bệnh gout bằng các thuốc corticoid, việc ăn nhiều đồ ngọt có thể làm giảm tác dụng của thuốc.

14. Bị bệnh gout không nên uống nước ngọt, bia rượu

Nước ngọt, bia rượu hay các thức uống có cồn khác đều có thể khiến các triệu chứng bệnh gout trở nên nghiêm trọng. Khi sử dụng, nhóm thức uống này kích thích cơn đau nhức trong khớp bùng phát dữ dội.

bệnh gout nên kiêng bia rượu
Khi bị bệnh gout, bạn nên kiêng bia rượu tuyệt đối

Chúng cũng gây tích tụ nhiều chất độc trong cơ thể, làm ảnh hưởng đến chức năng hoạt động của gan thận khiến cho bệnh tình kéo dài lâu hơn.

15. Trứng gia cầm

Trứng gà, trứng vịt là những thực phẩm tiện lợi hầu như luôn được các gia đình tích trữ sẵn. Chúng bình thường rất tốt cho sức khỏe vì bổ sung lượng protein dồi dào nhưng điều này lại không tốt cho người bị gout. Tiêu thụ quá nhiều chất đạm có thể kích hoạt một cơn đau gout cấp bùng phát.

Lưu ý khi xây dựng thực đơn cho người bị bệnh gout

Khi xây dựng chế độ ăn cho người bị bệnh gout, cần đảm bảo tuân thủ theo các nguyên tắc sau:

  • Có chế độ dinh dưỡng cân đối, đầy đủ các nhóm chất. Trong đó, chất đạm chiếm ít hơn 10%, chất béo lành mạnh chiếm từ 15 – 20% và tinh bột chiếm khoảng 70%.
  • Không ăn uống kiêng khem quá mức
  • Cắt giảm các thực phẩm giàu purin ra khỏi chế độ ăn. Ưu tiên các thực phẩm có khả năng làm giảm axit uric trong máu.
  • Các loại rau xanh và trái cây có thể ăn thoải mái ( ngoại trừ các thực phẩm nằm trong danh sách cần kiêng)
  • Uống nhiều nước, đặc biệt là nước dừa, nước lọc, nước khoáng có tính kiềm để đẩy mạnh hoạt động đào thải axit uric trong cơ thể.

Ngoài việc nắm rõ bệnh gout nên ăn gì và kiêng gì để xây dựng chế độ ăn uống cho hợp lý thì bạn cũng cần có chế độ sinh hoạt, nghỉ ngơi hợp lý và tích cực sử dụng thuốc theo phác đồ của bác sĩ để bệnh tình mau khỏi.