Bệnh gout có chữa khỏi được không? Mất bao lâu?

Trong một số trường hợp các triệu chứng bệnh Gout có thể được cải thiện và hầu như không tái phát theo thời gian. Điều này khiến một số người thắc mắc bệnh Gout có chữa khỏi được không và mất bao lâu để chữa khỏi. Người bệnh có thể tham khảo một số thông tin cơ bản trong bài viết này để có cách khắc phục phù hợp.

Bệnh gout có chữa khỏi được không
Tìm hiểu thông tin bệnh gout có chữa khỏi được không để có cách xử lý phù hợp

Bệnh Gout có chữa khỏi được không?

Bệnh Gout là một loại viêm khớp phổ biến hình thành do lượng axit uric dư thừa trong máu. Đặc trưng của bệnh là dẫn đến các cơn đau dữ dội và đột ngột. Bên cạnh đó, người bệnh cũng có thể bị cứng khớp hoặc sưng đỏ ở khớp bị ảnh hưởng.

Các dấu hiệu bệnh Gout thường gây ảnh hưởng đến khớp ngón chân cái, mặc dù bệnh có thể ảnh hưởng đến bất cứ khớp nào trong cơ thể. Cơn đau Gout có thể xuất hiện nhanh chóng, đột ngột và có thể tiếp tục tái phát theo thời gian. Nếu không được điều trị, chăm sóc phù hợp, Gout có thể gây viêm hoặc hỏng các mô, sụn, xương vô cùng đau đớn.

Trong hầu hết các trường hợp, bệnh Gout có thể được kiểm soát bằng thuốc và chế độ ăn uống phù hợp. Đôi khi các triệu chứng có thể được cải thiện ngay cả khi người bệnh không tiến hành điều trị. Điều này khiến một số người bệnh cho rằng bệnh Gout có thể chữa khỏi được hoặc thậm chí là tự khỏi mà không cần điều trị.

Tuy nhiên theo các chuyên gia, bệnh Gout không thể tự khỏi theo thời gian. Nếu chẩn đoán và điều trị kịp lúc, đúng phương pháp, người bệnh có thể kiểm soát 90 – 95% các triệu chứng bệnh. Tuy nhiên bệnh Gout có thể tái phát trong tương lai nếu gặp điều kiện thích hợp.

Do đó, điều quan trọng trong điều trị bệnh Gout là chẩn đoán và điều trị càng sớm càng tốt. Điều trị thường bao gồm sử dụng thuốc làm giảm nồng độ axit uric và giảm đau do hình thành axit uric ở khớp. Trong một số trường hợp nghiêm trọng, người bệnh có thể cần sử dụng thuốc kiểm soát nồng độ axit uric trong thời gian dài để tránh các biến chứng của bệnh Gout.

Bệnh Gout kéo dài bao lâu?

Gout là một loại viêm khớp gây ra bởi sự tích tụ axit uric trong khớp. Bệnh đặc trưng bởi các cơn đau đột ngột và dữ dội ở khớp. Gout thường ảnh hưởng đến ngón chân cái, tuy nhiên bệnh cũng có thể gây ảnh hưởng đến khớp ngón tay, khuỷu tay, cổ tay hoặc đầu gối.

Bệnh gút có nguy hiểm không
Các con đau của bệnh Gout có thể kéo dài từ 3 – 14 ngày liên tục

Một cơn Gout có thể kéo dài trong 3 ngày và nếu được điều trị phù hợp, các triệu chứng có thể cải thiện trong 14 ngày. Nếu không được điều trị, cơn đau Gout có thể trở nên nghiêm trọng, xuất hiện thường xuyên hơn, gây tổn thương khớp và các biến chứng liên quan khác.

Trong hầu hết các trường hợp, bệnh Gout cấp tính thường kéo dài trong một ngày đến một tuần. Tuy nhiên, đôi khi tình trạng này có thể kéo dài đến vài tuần hoặc một tháng, được gọi là Gout mãn tính. Các cơn đau do Gout mãn tính thường ít nghiêm trọng nhưng có nguy cơ tổn thương khớp vĩnh viễn. Người bệnh cũng có thể phát triển các cục u nhỏ, màu trắng và đau bên dưới da.

Bệnh Gout thường được điều trị bằng thuốc chống viêm, Steroid hoặc Colchicine. Tuy nhiên, người bệnh có thể thay đổi lối sống để làm giảm thời gian xuất hiện của một đợt Gout cấp tính, bao gồm:

  • Duy trì cân nặng khỏe mạnh
  • Hạn chế lượng rượu tiêu thụ, ít nhất nên có hai ngày trong tuần không uống rượu
  • Uống ít nhất hai lít nước mỗi ngày
  • Tập thể dục thường xuyên và phù hợp để tránh gây áp lực lên khớp
  • Không hút thuốc lá
  • Bổ sung vitamin C

Biện pháp kiểm soát bệnh Gout

Bệnh Gout là một bệnh lý viêm khớp phổ biến và đau đớn, một số người thường so sánh cơn đau Gout tương tự như cảm giác sinh con hoặc gãy xương. Nếu không được điều trị phù hợp, các triệu chứng có thể trở nên nghiêm trọng, tổn thương khớp vĩnh viễn, sỏi thận và các biến chứng nguy hiểm khác.

Do đó, người bệnh cần có biện pháp xử lý và khắc phục phù hợp để ngăn ngừa các rủi ro không mong muốn. Trao đổi với bác sĩ về các biện pháp cải thiện và kiểm soát bệnh Gout hiệu quả.

1. Sử dụng thuốc chống viêm không Steroid

Các loại thuốc chống viêm không Steroid (NSAID) chẳng hạn như ibuprofen hoặc naproxen, có thể cải thiện các cơn đau liên quan đến bệnh Gout.

Tuy nhiên người bệnh cần tránh sử dụng Aspirin và các loại thuốc giảm đau có chứa axit acetylsalicylic, hoạt chất này có thể khiến các cơn đau Gout trở nên nghiêm trọng.

Sử dụng NSAID theo hướng dẫn của nhà sản xuất hoặc dược sĩ kê đơn để tránh rủi ro không mong muốn. Các tác dụng phụ thường gặp bao gồm rối loạn tiêu hóa, xuất huyết dạ dày, viêm loét dạ dày hoặc tăng huyết áp.

Trao đổi với bác sĩ để được hướng dẫn cụ thể về các loại thuốc.

Thuốc mới điều trị bệnh gout
Sử dụng thuốc giảm đau theo hướng dẫn của bác sĩ kê đơn

2. Sử dụng thuốc theo toa

Nếu người bệnh đã có một cơn Gout trước đó, bác sĩ có thể kê các đơn thuốc ngăn ngừa các đợt Gout tái phát. Thuốc được sử dụng để ngăn ngừa các triệu chứng hoặc khi NSAID không mang lại hiệu quả giảm đau.

Các loại thuốc theo toa thường được sử dụng để điều trị bệnh Gout thường bao gồm:

  • Colchicine được chứng minh là có thể giảm đau trong vòng 24 giờ đầu tiên của một cơn Gout. Sử dụng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ để tránh các tác dụng phụ và nguy cơ tiềm ẩn.
  • Prednisolone dạng viên nén có thể mang lại hiệu quả giảm đau tương tự như NSAID và thường không dẫn đến các rối loạn tiêu hóa. Prednisolone là một loại corticosteroid được cho là an toàn, ít tác dụng phụ và có thể dùng lâu hơn 5 ngày liên tục.

Các loại thuốc giảm đau opioid, như codeine, hydrocodone và oxycodone thường không được khuyến cáo để điều trị các cơn đau liên quan đến bệnh Gout.

3. Thuốc ngăn ngừa các biến chứng Gout

Nếu cơn Gout xuất hiện vài lần mỗi năm nhưng đặc biệt đau đớn, bác sĩ có thể đề nghị người bệnh sử dụng các loại thuốc giảm nguy cơ biến chứng bệnh Gout. Ngoài ra, nếu người bệnh đã có các biến chứng liên quan, bác sĩ có thể đề nghị xét nghiệm chức năng thận, kiểm tra nhiễm trùng Tophi và giảm nồng độ axit uric trong cơ thể.

Thuốc mới điều trị bệnh gout
Trong một số trường hợp bác sĩ có thể chỉ định sử dụng thuốc ngăn ngừa các biến chứng bệnh Gout

Các loại thuốc phổ biến bao gồm:

  • Các loại thuốc ngăn chặn sản xuất axit uric như allopurinol và febux có thể hạn chế lượng axit uric trong cơ thể. Điều này có thể làm giảm nồng độ axit uric trong máu và giảm nguy cơ mắc bệnh Gout. Tác dụng phụ phổ biến bao gồm nổi mề đay, lượng máu thấp, buồn nôn, suy giảm chức năng gan và tăng nguy cơ tử vong liên quan đến chức năng tim.
  • Thuốc tăng cường loại bỏ axit uric qua thận bao gồm probenecid và lesinurad có thể cải thiện chức năng của cơ thể và làm giảm nồng độ axit uric trong nước tiểu. Tác dụng phụ bao gồm phát ban, đau dạ dày và sỏi thận.

4. Chườm đá vào khớp

Liệu pháp chườm lạnh có thể cải thiện các cơn đau do Gout và hỗ trợ giảm viêm.

Ngoài ra, chườm lạnh có thể làm chậm quá trình sản xuất dịch khớp. Dịch khớp hoạt dịch rất quan trọng để bảo vệ sức khỏe xương khớp, tuy nhiên quá nhiều dịch khớp có thể gây sưng và khó chịu, đặc biệt là ở bệnh nhân Gout.

Chườm lạnh không quá 20 phút mỗi lần và không chườm trực tiếp đá lên da để tránh gây bỏng lạnh. Chườm lạnh có thể lặp lại 8 hoặc 10 lần trong khoảng thời gian 24 giờ.

5. Các biện pháp bổ sung

Một số biện pháp tự nhiên được nghiên cứu có thể làm giảm nồng độ axit uric và cải thiện các triệu chứng axit bao gồm:

Chữa bệnh gout không cần dùng thuốc
Quả Cherry được cho là có thể làm giảm axit uric trong máu và phòng ngừa bệnh Gout tái phát
  • Cà phê: Cà phê và cà phê khử caffeine có thể làm giảm nồng độ axit uric.
  • Vitamin C: Bổ sung vitamin C có thể làm giảm nồng độ axit uric trong máu, tuy nhiên không có nghiên cứu về việc vitamin C có thể làm giảm sự nghiêm trọng của bệnh Gout. Người bệnh nên bổ sung vitamin C thông qua thực phẩm như trái cây, đặc biệt là cam. Trao đổi với bác sĩ về các sản phẩm bổ sung vitamin C trước khi sử dụng.
  • Quả Cherry: Quả Cherry được cho là có thể giảm nồng độ axit uric trong máu và hạn chế các đợt tái phát của bệnh Gout. Tuy nhiên, không có nghiên cứu về hiệu quả giảm mức độ nghiêm trọng của bệnh Gout.

Chế độ ăn uống dành cho người bệnh Gout

Bên cạnh các biện pháp điều trị, chế độ ăn uống phù hợp là điều quan trọng nhất trong việc điều trị và phòng ngừa bệnh Gout. Chế độ ăn uống dành cho người bệnh Gout cần tuân thủ các nguyên tắc sau:

Bệnh gút kiêng ăn gì
Bổ sung rau và trái cây tươi được cho là có thể hỗ trợ cải thiện bệnh Gout
  • Hạn chế tiêu thụ thịt và hải sản: Các chuyên gia khuyến cáo người bệnh Gout nên giới hạn lượng purine bằng cách ăn không quá 150 đến 170 gram thịt, thịt gia cầm hoặc hải sản mỗi ngày. Các loại protein từ thực vật như như các loại hạt và cây họ đậu có thể thêm vào chế độ ăn uống để cân bằng cách chất dinh dưỡng.
  • Ăn nhiều protein từ thực vật, rau: Thay thế protein động vật và hải sản từ các loại đầy có thể làm giảm lượng purine trong cơ thể. Người bệnh Gout cần chú ý tránh các loại thực phẩm chứa đường và ngô. Thay vào đó, sử dụng các loại ngũ cốc và trái cây tươi như quả anh đào có thể hỗ trợ điều trị bệnh Gout.
  • Tiêu thụ các loại sữa ít béo: Các sản phẩm sữa ít béo và tách béo như sữa chua có thể hỗ trợ làm giảm nồng độ axit uric và giảm nguy cơ biến chứng của bệnh Gout. Các chuyên gia khuyến nghị người bệnh Gout có thể tiêu thụ 350 – 600 ml sữa ít béo mỗi ngày để hỗ trợ bảo vệ cơ thể.

Bên cạnh đó, người bệnh Gout cần tránh sử dụng các sản phẩm giàu Purin để hỗ trợ cải thiện các triệu chứng Gout. Các loại thực phẩm cần tránh bao gồm:

  • Hải sản, đặc biệt là sò điệp và các loại động vật có vỏ khác
  • Một số loại cá như cá cơm, cá trích, cá mòi, cá thu
  • Các loại thịt, đặc biệt là các loại nội tạng như gan, não và thận bò
  • Nước hầm xương hoặc nước hầm thịt
  • Thực phẩm và đồ uống ngọt, đặc biệt là đồ uống có chứa siro ngô hoặc nồng độ fructose cao

Thay đổi chế độ ăn uống ít purine và thực hiện các bước phòng ngừa khác có thể duy trì cân nặng khỏe mạnh, hạn chế các triệu chứng bệnh Gout và ngăn ngừa các bệnh viên khớp khác.

Mặc dù bệnh Gout là không thể chữa khỏi, tuy nhiên người bệnh có thể kiểm soát bệnh bằng nhiều phương pháp khác nhau. Điều quan trọng là người bệnh cần tiến hành chẩn đoán và điều trị sớm để hạn chế các rủi ro không mong muốn.