Bài thuốc chữa mề đay từ lá đinh lăng ít ai biết

Bài thuốc chữa mề đay từ lá đinh lăng được nhiều người bệnh áp dụng để cải thiện tình trạng ngứa ngáy, nổi mẩn đỏ. Ngoài ra, thường xuyên sử dụng lá đinh lăng có thể nâng cao sức đề kháng, tăng cường sức khỏe tổng thể và phòng ngừa nhiều bệnh lý tiềm ẩn.

trẻ em có uống được nước lá đinh lăng không
Tham khảo một số bài thuốc chữa mề đay từ lá đinh lăng hiệu quả

Công dụng điều trị mề đay của lá đinh lăng

Cây đinh lăng được trồng xung quanh nhà để lấy bóng mát, làm cảnh và được dùng như một loại rau sống. Bên cạnh đó, đinh lăng cũng được sử dụng để bảo chế dược liệu hỗ trợ tăng cường sức khỏe và điều trị một số bệnh lý. Y học cổ truyền còn gọi đinh lăng là nam dương sâm hay nhân sâm phương nam.

Theo Đông y, đinh lăng là dược liệu tính mát, vị đắng, tính bình và mùi thơm đặc trưng. Hầu như tất cả các bộ phận của đinh lăng đều có tác dụng hỗ trợ giải độc, thúc đẩy lưu thông khí huyết và bồi bổ cơ thể. Do đó, đinh lăng thường được sử dụng để thanh nhiệt cơ thể, lợi tiểu, chữa tắc sữa hoặc ho ra máu do khí huyết không thông.

Theo nghiên cứu của y học hiện đại, đinh lăng có chứa nhiều thành phần hóa học như Saponin Oleanane, vitamin B và một số loại axit amin khác. Các hoạt chất này có thể hỗ trợ giảm viêm, sưng và cải thiện tình trạng ngứa ngáy do mề đay mẩn ngứa mang lại.

VTV2 đưa tin địa chỉ điều trị mề đay bằng thảo dược Đông y uy tín nhất hiện nay

Phóng sự VTV2 đưa tin Trung tâm Thuốc dân tộc là đơn vị khám chữa bệnh mề đay bằng Đông y uy tín nhất hiện nay. [Tìm hiểu ngay để khỏi bệnh]

Ngoài ra, sử dụng lá đinh lăng thường xuyên có thể tăng cường hệ thống miễn dịch, làm thư giãn thần kinh, hạn chế căng thẳng, ngăn ngừa oxy hóa và tăng cường sức khỏe tổng thể.

bệnh mề đay mẩn ngứa
Lá đinh lăng có thể hỗ trợ giảm viêm, sưng và điều trị tình trạng nổi mề đay mẩn ngứa

Các bài thuốc chữa mề đay từ lá đinh lăng

Để chữa mề đay từ lá đinh lăng, người bệnh có thể tham khảo một số bài thuốc như sau:

1. Uống nước sắc lá đinh lăng

Uống nước lá đinh lăng có thể hỗ trợ giải độc, làm mát gan và cải thiện tình trạng suy nhược cơ thể. Ở người bệnh mề đay mẩn ngứa, uống nước lá đinh lăng có thể điều trị mề đay từ bên trong và ngăn ngừa bệnh tái phát.

– Uống nước lá đinh lăng tươi:

  • Sử dụng 150 gram lá đinh lăng tươi, mang đi rửa sạch, để ráo nước.
  • Đun sôi lá đinh lăng với 200 ml nước trong 5 – 7 phút, lọc lấy nước lần thứ nhất.
  • Lại đổ thêm 200 ml, đun sôi lần thứ hai, lọc lấy nước, sau đó hòa trộn với nước sắc thứ nhất.
  • Sử dụng nước này chia thành nhiều lần, dùng uống trong ngày.

– Bài thuốc chữa mề đay từ lá đinh lăng khô:

  • Sử dụng 80 gram lá đinh lăng khô sắc với 500 ml nước với lửa lớn, đến khi nước sôi thì nhỏ lửa đun đến khi còn 250 ml, lọc lấy phần nước, bỏ bã.
  • Sử dụng nước sắc lá đinh lăng chia thành 2 lần, dùng uống trong ngày.
  • Uống liên tục trong 2 – 3 ngày sẽ thấy hiệu quả cải thiện các triệu chứng mề đay mẩn ngứa.
lá đinh lăng chữa dị ứng
Uống nước lá đinh lăng có thể chữa dị ứng nổi mề đay mẩn ngứa

– Kết hợp lá đinh lăng, bông lúa rài và rau ngổ:

Cần chuẩn bị:

  • Lá đinh lăng: 50 gram
  • Bông lúa rài: 6 bông
  • Rau ngổ điếc (ngò om): 50 gram

Cách thực hiện bài thuốc như sau:

  • Mang các loại dược liệu đi rửa sạch bụi bẩn, ngâm với nước muối loãng khoảng 5 phút.
  • Đun dược liệu với 1.5 lít nước trong 20 phút, lọc lấy phần nước, bảo quản ở ngăn mát tủ lạnh, dùng uống trong ngày.
  • Áp dụng bài thuốc liên tục, đều đặn mỗi ngày để cải thiện tình trạng nổi mề đay mẩn ngứa.

Lưu ý: Không nên uống nước lá đinh lăng để qua ngày. Điều này có thể khiến nước lá phát sinh nhiều hoạt chất, nấm mốc và vi khuẩn gây rối loạn tiêu hóa.

2. Tắm nước lá đinh lăng, lá sả và tía tô

Tương tự như cách chữa mề đay bằng lá tía tô, người bệnh có thể dùng lá đinh lăng nấu thành nước tắm chữa mề đay. Cách này phù hợp với người nổi mề đay toàn thân hoặc mề đay lan ra trên diện tích lớn.

Lá sả có thể điều trị các bệnh ngoài da, như nổi mề đay, nhờ vào một lượng tinh dầu có tác dụng kháng khuẩn, chống nấm cao. Bên cạnh đó, tía tô có chứa hàm lượng vitamin A, B1, B4, B6 và các khoáng chất như lưu huỳnh, photpho, kẽm,… có thể hỗ trợ cải thiện tình trạng ngứa, nổi mẩn đỏ có mề đay mang lại.

Do đó, y học cổ truyền thường kết hợp đinh lăng, tía tô và lá sả để điều trị nhiều bệnh ngoài da như mề đay mẩn ngứa, chàm, viêm da cơ địa.

chữa mề đay từ lá đinh lăng
Bài thuốc chữa mề đay từ lá đinh lăng kết hợp sả và tía tô có thể tăng cường hiệu quả điều trị

Các nguyên liệu cần chuẩn bị:

  • Lá đinh lăng tươi, lá sả, lá tía tô, mỗi loại phân lượng bằng nhau
  • Muối biển

Cách thực hiện bài thuốc chữa mề đay từ lá đinh lăng, lá sả và tía tô như sau: 

  • Mang các loại dược liệu rửa sạch với nước để loại bỏ bụi bẩn, sau đó đun với 2 lít nước.
  • Khi nước sôi thì cho thêm một lượng muối biển vừa đủ, đun nhỏ lửa trong 20 phút.
  • Dùng nước này pha với nước mát, dùng tắm và vệ sinh vùng da nổi mề đay. Có thể dùng bã lá đinh lăng chà xát vào vùng da bệnh để hỗ trợ cải thiện các triệu chứng.
  • Thực hiện phương pháp đều đặn mỗi ngày để tăng hiệu quả điều trị.

3. Thêm lá đinh lăng vào công thức nấu ăn

Bên cạnh cách tắm và đun nước uống, người bệnh có thể bổ sung lá đinh lăng vào chế độ ăn uống như một cách chữa mề đay tại nhà. Lá đinh lăng tính mát, do đó dùng ăn có thể hỗ trợ thanh nhiệt, làm mát cơ thể, bồi bổ sức khỏe và hỗ trợ điều trị nhiều bệnh lý từ bên trong.

Lá đinh lăng có thể chế biến thành các món ăn hoặc sử dụng như một loại rau ăn kèm. Tùy theo khẩu vị và nhu cầu, người bệnh có thể chế biến thành món ăn như sườn hầm lá đinh lăng hoặc trứng chiên lá đinh lăng.

Bài thuốc chữa mề đay từ lá đinh lăng
Thêm lá đinh lăng vào chế độ ăn uống có thể tăng cường sức khỏe và hỗ trợ điều trị mề đay

Một số lưu khi chữa mề đay từ lá đinh lăng

Các bài thuốc chữa mề đay từ lá đinh lăng rất lành tính và ít khi gây ra tác dụng phụ ảnh hưởng đến sức khỏe của người dùng. Tuy nhiên, để phương pháp đạt được hiệu quả tốt nhất, người bệnh nên lưu ý một số vấn để như:

  • Hoạt chất Saponin trong lá đinh lăng có thể gây phá hỏng hồng cầu. Do đó, không nên lạm dụng lá đinh lăng để tránh ảnh hưởng đến số lượng tế bào hồng cầu khỏe mạnh và gây thiếu máu.
  • Uống một lượng lớn nước lá đinh lăng trong ngày có thể gây tiêu chảy, nôn mửa, mệt mỏi. Do đó, sử dụng bài thuốc theo liều lượng quy định. Ngoài ra, nếu nhận thấy các dấu hiệu trên, hãy ngưng sử dụng nước lá đinh lăng, quan sát các triệu chứng. Nếu tình trạng không được cải thiện, người bệnh cần đến bệnh viện ngay lập tức.
  • Các bài thuốc chữa mề đay bằng lá đinh lăng chỉ có tác dụng cải thiện các triệu chứng, không thể điều trị dứt điểm bệnh mề đay. Điều này có nghĩa là bệnh có thể tái phát trong tương lai nếu gặp các điều kiện thích hợp như tiếp xúc với chất gây dị ứng, lông thú, phấn hoa, ô nhiễm môi trường.
  • Không sử dụng bài thuốc cho trường hợp nổi mề đay sau sinh, mề đay ở phụ nữ có thai hoặc trẻ em. Bên cạnh đó, người có bệnh lý về tim mạch và huyết áp cần trao đổi với bác sĩ điều trị để đảm bảo an toàn và tránh các rủi ro không mong muốn.
  • Thay đổi chế độ ăn uống, bổ sung nhiều chất xơ, vitamin và khoáng chất để hỗ trợ điều trị mề đay. Tránh sử dụng các loại thực phẩm dễ gây dị ứng như hải sản, một số loại hạt, các loại quả mọng,…
  • Không gãi và làm trầy xước da, điều này có thể tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập gây nhiễm trùng và bội nhiễm da.

Bài thuốc chữa mề đay bằng lá đinh lăng có thể áp dụng tại nhà và mang lại hiệu quả tương đối cao. Tuy nhiên, người bệnh cần áp dụng bài thuốc đúng liều lượng quy định. Trao đổi với thầy thuốc chuyên môn để được hướng dẫn và tư vấn cụ thể.


Tin bài nên đọc

[Kinh nghiệm] khỏi hẳn mề đay nhờ bài thuốc thảo dược quý

Khám phá bài thuốc ĐẶC TRỊ mề đay từ gốc, KHÔNG tái phát

Đọc ngay

VTV2 đưa tin công tác điều trị mề đay, mẩn ngứa tại Trung tâm Thuốc dân tộc

Diễn viên Khánh Linh bật mí cách khỏi hẳn mề đay từ bài thuốc thảo dược