Bà bầu dễ bị trĩ – Cách trị, làm co búi trĩ an toàn

Bà bầu bị trĩ kỳ có thể ngứa, đau, rát, chảy máu ở hậu môn và thường phổ biến ở ba tháng cuối của thai. Tình trạng này cần được điều trị phù hợp để tránh gây khó chịu và ảnh hưởng đến sức khỏe của người mẹ cũng như thai nhi.

bị trĩ khi mang thai có nguy hiểm không
Bị trĩ khi mang thai có thể gây đau đớn, ngứa ngáy và ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người mẹ

Bị trĩ khi mang thai là gì?

Bệnh trĩ là tình trạng các tĩnh mạch xung quanh hậu môn bị sưng gây đau và chảy máu. Bệnh có thể gây ảnh hưởng đến mọi đối tượng nhưng bà bầu thường có nguy cơ cao hơn. Theo một số ước tính, có khoảng 50% phụ nữ mang thai mắc bệnh trĩ hoặc có dấu hiệu bệnh trĩ.

Bệnh trĩ thường phổ biến ở 3 tháng cuối của thai kỳ. Bà bầu thường có nguy cơ cao hơn nếu bị táo bón, bởi vì tình trạng căng thẳng khi đi vệ sinh có thể gây sưng các tĩnh mạch hậu môn và gây bệnh trĩ. Bên cạnh đó, sự phát triển của thai nhi cũng có thể gây áp lực lên các tĩnh mạch ở phía sau tử cung và dẫn đến bệnh trĩ.

Bệnh trĩ khi mang thai được chia thành hai loại phổ biến bao gồm trĩ nội và trĩ ngoại. Trĩ nội có thể cần điều trị bằng các phương pháp nội khoa không phẫu thuật. Bên cạnh đó trĩ ngoại có thể không cần điều trị nếu không gây khó chịu.

Một số phụ nữ bị bệnh trĩ lần đầu khi mang thai. Tuy nhiên nếu đã bị bệnh trĩ trước đó, tình trạng này có thể tái phát khi mang thai.

Nguyên nhân bà bầu bị trĩ

Khi mang thai, tử cung phát triển lớn và bắt đầu chèn ép vào xương chậu. Sự tăng trưởng này gây này gây áp lực lớn lên các tĩnh mạch gần hậu môn và trực tràng, khiến các tĩnh mạch này bị sưng, đau, khó chịu.

Sự gia tăng hormone Progesterone khi mang thai có thể làm thư giãn thành tĩnh mạch. Điều này khiến các tĩnh mạch dễ bị sưng, tăng thể tích máu, làm mở rộng tĩnh mạch và có thể góp phần gây ra bệnh trĩ khi mang thai.

Có khoảng 38% phụ nữ mang thai bị táo bón tại một số thời điểm nhất định trong thai kỳ. Nguyên nhân gây táo bón khi mang thai có thể là khi tử cung phát triển gây chèn ép vào ruột. Ngoài ra, các chất bổ sung sắt trong thai kỳ cũng có thể gây táo bón. Bị táo bón khi mang thai có thể làm tăng nguy cơ dẫn đến bệnh trĩ nội và trĩ ngoại.

bệnh trĩ khi mang thai có ảnh hưởng gì không
Thay đổi hormone và trọng lượng là nguyên nhân phổ biên gây trĩ khi mang thai

Bên cạnh đó, một số nguyên nhân bổ sung có thể khiến bà bầu bị trĩ thường bao gồm:

  • Căng thẳng khi đi đại tiện
  • Tăng trọng lượng khi mang thai
  • Ngồi hoặc đứng trong thời gian dài
  • Ngồi trong nhà vệ sinh trong thời gian dài
  • Nâng vật nặng không đúng phương pháp

Triệu chứng bị trĩ khi mang thai

Theo các chuyên gia, dấu hiệu nhận biết bà bầu bị trĩ phụ vào loại trĩ mắc phải. Tuy nhiên theo thống kế, phụ nữ mang thai dễ bị trĩ ngoại hơn trĩ nội.

Trĩ nội là trĩ hình thành bên trong trực tràng. Mang thai khiến áp lực từ tử cung tăng lên và hình thành bệnh trĩ nội. Các dấu hiệu có thể bao gồm:

  • Đi ngoài ra máu: Người bệnh có thể thấy máu trên giấy vệ sinh hoặc dính trên phân.
  • Sa búi trĩ: Điều này xảy ra trong các trường hợp nghiêm trọng, búi trĩ có thể sa ra bên ngoài. Sa búi trĩ có thể gây đau, khó chịu.
cách làm co búi trĩ cho bà bầu
Đi ngoài ra máu là dấu hiệu phổ biến khi bị bệnh trĩ

Trĩ ngoại là trĩ ngoại hình thành ở bên ngoài hậu môn. Các triệu chứng thường bao gồm:

  • Ngứa quanh hậu môn
  • Xuất hiện khối u cứng, mềm gần hậu môn
  • Đau hậu môn, tình trạng này thường nghiêm trọng hơn khi ngồi
  • Chảy máu hậu môn hoặc gây đau đớn nghiêm trọng trong lúc đi vệ sinh

Các triệu chứng trĩ ngoại có thể xuất hiện và được cải thiện sau vài ngày. Trong một số trường hợp, người bệnh có thể phát triển một cục máu đông ở bên trong búi trĩ ngoại. Tình trạng này được gọi là trĩ huyết khối. Búi trĩ này thường cứng, viêm và gây đau đớn nghiêm trọng.

Bị trĩ khi mang thai có nguy hiểm không?

Trong hầu hết các trường hợp bà bầu bị trĩ không nghiêm trọng và không ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người mẹ. Tuy nhiên, tình trạng này có thể ảnh hưởng đến tâm lý, gây lo lắng, mệt mỏi và thường xuyên gặp tình trạng chảy máu khi đi đại tiện.

Tuy nhiên, trong các trường hợp nghiêm trọng, bị trĩ khi mang thai có thể dẫn đến một số tình trạng như:

cách chữa bệnh trĩ cho bà bầu
Bị trĩ khi mang thai có thể gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của thai phụ
  • Ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của mẹ và bé: Bệnh trĩ ngoại có thể gây gây khó chịu, đau đớn, mệt mỏi ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và sự phát triển của bé.
  • Thiếu máu: Trong các trường hợp bệnh trĩ cực kỳ nghiêm trọng, máu có thể chảy thành dòng và gây thiếu máu. Tuy nhiên, tình trạng này thường rất hiếm khi xảy ra.
  • Tắc nghẽn và bội nhiễm: Nếu không được điều trị, búi trĩ có thể phát triển dẫn đến kích thước lớn và trĩ huyết khối. Tình trạng này có thể gây tiết dịch, ẩm ướt, tạo ra nhiều vi khuẩn và gây nhiễm trùng hậu môn. Đôi khi có thể dẫn đến viêm hoặc áp xe.

Bệnh trĩ có thể tự khỏi sau khi sinh con không?

Trong trường hợp không nghiêm trọng, bệnh trĩ có thể tự khỏi hoàn toàn sau khi mang thai và sinh nở mà không cần điều trị. Bởi vì nồng độ hormone, lượng máu và áp lực trong ổ bụng giảm sau khi sinh con.

Thời gian phổ biến nhất có thể bị trĩ khi mang thai là trong 3 tháng cuối của thai kỳ và được cải thiện sau vài ngày sau khi sinh.

Tuy nhiên, bà bầu cần có biện pháp cải thiện cũng như điều trị phù hợp để tránh gây khó chịu cũng như các biến chứng không mong muốn khác.

Cách xử lý bệnh trĩ khi mang thai

Việc điều trị cho bà bầu bị trĩ là cần thiết, bởi vì không điều trị có thẻ khiến các triệu chứng trở nên nghiêm trọng, gây đau đớn và dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng. Có nhiều biện pháp khắc phục tại nhà và điều chỉnh lối sống mà người bệnh có thể thử để cải thiện tình trạng bị trĩ khi mang thai.

Đôi khi, người bệnh cũng có thể cần đến bệnh viện để được chẩn đoán và điều trị y tế. Bởi vì bệnh trĩ không phải là nguyên nhân duy nhất gây đi ngoài ra máu. Do đó, luôn luôn trao đổi với bác sĩ nếu nhận thấy máu trên giấy vệ sinh hoặc phân.

1. Cách làm co búi trĩ cho bà bầu

Có rất nhiều phương pháp có thể hỗ trợ cải thiện các triệu chứng và làm co búi trĩ cho bà bầu an toàn. Để giảm bớt khó chịu và cải thiện các triệu chứng, người bệnh có thể tham khảo các biện pháp như:

bà bầu bị trĩ
Thường xuyên vận động để tăng cường lưu thông máu và cải thiện các triệu chứng bệnh trĩ
  • Ngâm mình trong nước ấm: Ngâm hậu môn trong nước ấm có thể cải thiện các cơn đau và hỗ trợ làm co búi trĩ hiệu quả. Tuy nhiên, không nên sử dụng xà phòng hoặc các sản phẩm khác khi ngăm. Điều này có thể gây kích ứng, tăng nguy cơ nhiễm trùng và gây ra các bệnh lý liên quan khác.
  • Chườm đá: Chườm một túi đá lạnh được bọc trong vải mỏng trong tối đa 10 phút có thể hỗ trợ cải thiện cơn đau. Có thể áp dụng biện pháp 4 lần mỗi ngày để giảm sưng và hỗ trợ làm co búi trĩ.
  • Thường xuyên tập thể dục: Vận động nhẹ như đi bộ, yoga, bơi lội có thể cải thiện lưu thông máu ở khu vực trực tràng, hậu môn và hỗ trợ làm co các búi trĩ. Ngoài ra, vận động cũng có thể kích thích nhu động ruột, giảm táo bón và cải thiện các triệu chứng bệnh trĩ.
  • Thực hiện các bài tập Kegel: Các bài tập Kegel củng cố các cơ sàn chậu giúp hỗ trợ trực tràng và có thể cải thiện lưu thông máu ở khu vực trực tràng. Trước khi luyện tập, bà bầu cần xác định các cơ co bóp bằng cách ngừng tiểu giữa dòng. Khi đã xác định được các cơ người tập siết các cơ trong 5 giây, sau đó thư giãn và lặp lại động tác. Thực hiện bài tập 10 lần.

Liên hệ chuyên gia – Nhận tư vấn chi tiết

2. Điều trị y tế

Trong các trường hợp cần thiết, bác sĩ có thể chỉ định điều trị y tế để tránh các rủi ro không mong muốn. Cụ thể, các biện pháp điều trị thường bao gồm:

  • Thắt dây cao su: Bác sĩ có thể sử dụng một băng cao su y tế quấn quanh búi trĩ. Điều này có thể ngăn chặn dòng máu cung cấp cho búi trĩ và khiến búi trĩ tự rơi ra trong 10 – 12 ngày. Mô sẹo được hình thành trong quá trình này giúp ngăn ngừa hình thức trĩ tái phát ở cùng một vị trí.
  • Tiêm chất gây teo búi trĩ: Một dung dịch hóa chất được tiêm trực tiếp vào búi trĩ. Điều này làm cho búi trĩ co lại và hình thành mô sẹo. Tuy nhiên, bệnh trĩ có thể tái phát sau khi điều trị.
  • Cắt trĩ: Đây là một thủ tục phẫu thuật để loại bỏ búi trĩ có thể dẫn đến một số rủi ro, bao gồm gây mê toàn thân, nguy cơ tổn thương cơ hậu môn, đau và có nguy cơ nhiễm trùng. Do đó, biện pháp này thường được chỉ định cho trường hợp bà bầu bị trĩ nghiêm trọng.

Tuy nhiên, các phương pháp can thiệp ngoại khoa này cần được cân nhắc kỹ lưỡng trước khi áp dụng vì chúng có thể tiềm ẩn những rủi ro ảnh hưởng đến sức khỏe cả mẹ và bé.

Các chuyên gia khuyến cáo đây chỉ là giải pháp “đường cùng”, chỉ nên áp dụng khi bệnh chuyển biến quá nặng mà các cách chữa nội khoa hoàn toàn không đáp ứng được hiệu quả điều trị.

3. Dùng Đông y điều trị bệnh trĩ cho bà bầu

Đây là một cách giúp xử lý bệnh trĩ cho bà bầu được các bác sĩ, chuyên gia khuyên dùng rất nhiều vì sự an toàn, lành tính mà các loại thảo dược thiên nhiên mang lại.

Mẹ bầu bị trĩ có thể tìm hiểu và áp dụng bài thuốc Thăng trĩ Dưỡng huyết thang của Trung tâm Thuốc dân tộc.  

Phương pháp điều trị bệnh trĩ an toàn dành cho mẹ bầu
Phương pháp điều trị bệnh trĩ an toàn dành cho mẹ bầu

Bài thuốc này đã giúp chữa khỏi cho hàng ngàn trường hợp bị trĩ từ cấp độ nhẹ đến cấp độ nặng trên khắp cả nước. Trong đó có ⅓ bệnh nhân là mẹ bầu, mẹ sau sinh bị trĩ. Không ít người đã từng điều trị bằng Tây y và áp dụng các phương pháp dân gian khác nhau nhưng không có hiệu quả như mong muốn.

Thăng trĩ Dưỡng huyết thang ngoài việc giúp loại bỏ bệnh trĩ tận gốc cho mẹ bầu thì còn đảm bảo xua tan mọi nỗi lo về tác dụng phụ nhờ chất lượng bài thuốc.

  • Bài thuốc được nghiên cứu và bào chế bởi đội ngũ chuyên gia hàng đầu về YHCT, dựa trên nghiên cứu kỹ lưỡng dược tính dược liệu và sự thấu hiểu cơ địa người Việt, nhất là mẹ bầu.
  • Thành phần thảo dược 100% tự nhiên, được lựa chọn từ các vùng dược liệu chuyên canh đạt chuẩn GACP – WHO do Trung tâm trực tiếp vun trồng nên bài thuốc đảm bảo AN TOÀN TUYỆT ĐỐI với sức khỏe mẹ bầu.
  • Phương pháp điều trị bảo tồn, giữ nguyên cấu trúc hậu môn, không can thiệp dao kéo tổn hại cơ thể.
  • Quá trình mẹ bầu điều trị sẽ được theo dõi sát sao bởi các chuyên gia giàu kinh nghiệm. Điều này đảm bảo không xảy ra phát sinh và bất cứ tác dụng phụ nào cho cả mẹ và bé.
Chuyên gia đánh giá tốt về bài thuốc Thăng trĩ Dưỡng huyết thang
Chuyên gia đánh giá tốt về bài thuốc Thăng trĩ Dưỡng huyết thang

Thăng trĩ Dưỡng huyết thang không đơn giản chỉ có thuốc uống. Bài thuốc còn được bào chế kết hợp cả dạng ngâm và bôi rất hiệu nghiệm và thích hợp với mẹ bầu.

Với dược tính tiêu viêm, kháng khuẩn, hoạt huyết, dưỡng khí cực mạnh của dược liệu, chỉ với việc sử dụng 2 dạng này, búi trĩ của mẹ bầu đã có thể co lên nhanh chóng và teo hẳn đi sau khoảng 3 tháng.

  • Thuốc ngâm: Lợi dụng áp lực nước ấm, dược liệu thẩm thấu sâu kích thích lưu thông khí huyết để giảm đau, bớt ngứa, làm co búi trĩ
  • Thuốc bôi: Tác dụng trực tiếp tại vị trí búi trĩ, giúp teo búi trĩ nhanh chóng hơn.

Trong những trường hợp bệnh nặng hơn, có thể dùng thuốc uống dưới sự hướng dẫn và chỉ định của chuyên gia.

Hiệu quả bài thuốc đã được khẳng định và chứng minh qua nhiều câu chuyện thực tế của các mẹ bầu, mẹ sau sinh. Trong đó có những câu chuyện đã được kiểm chứng và giới thiệu trên chương trình VTC2 Góc nhìn người tiêu dùng.

Hành Trình Khỏi bệnh TRĨ sau sinh Bằng Phương Pháp Đông Y Tại Thuốc Dân Tộc của chị Lan

Với những ưu điểm vượt trội về chất lượng và hiệu quả, giải pháp chữa bệnh trĩ của Trung tâm Thuốc dân tộc đã trở thành sự lựa chọn hàng đầu, được nhiều người bệnh lựa chọn áp dụng nhất hiện nay. 

Ngoài các mẹ bầu, mẹ sau sinh, bệnh nhân bị trĩ bình thường, Trung tâm còn đón tiếp những Nghệ sĩ nổi tiếng đến thăm khám và điều trị như diễn viên Bình Xuyên.

Nghệ sĩ cũng đã được các chuyên gia, bác sĩ tại đây hướng dẫn điều trị chấm dứt trĩ nội độ 3 chỉ sau 3 tháng kiên trì dùng liệu trình Thăng trĩ Dưỡng huyết thang. Chia sẻ về kết quả này, nghệ sĩ đã có những phản hồi rất tích cực trên trang cá nhân. Từ đó giúp thêm nhiều người biết đến và có niềm tin để áp dụng giải pháp.

Nghệ sĩ Bình Xuyên hài lòng về kết quả điều trị tại Thuốc dân tộc
Nghệ sĩ Bình Xuyên hài lòng về kết quả điều trị tại Thuốc dân tộc

“Tiếng lành đồn xa”, thông tin về hiệu quả bài thuốc đối với bệnh nhân bị trĩ nói chung và các mẹ trĩ trong quá trình mang thai, sau sinh nói riêng đều đã được lan truyền rộng rãi. Nhiều trang báo, tạp chí uy tín cũng đã dành không ít trang viết để giới thiệu và chia sẻ về giải pháp độc đáo này.

Thăng trĩ Dưỡng huyết thang không chỉ là “giải pháp vàng” cho các mẹ bầu mà còn là sự lựa chọn hàng đầu cho hàng ngàn bệnh nhân trĩ nặng nhẹ khác nhau. Giới chuyên môn YHCT đã không ngần ngại đánh giá đây là “bước tiến mới trong điều trị bệnh trĩ”.

Hiện nay, Trung tâm Thuốc dân tộc vẫn đang ngày ngày đón tiếp hàng trăm lượt bệnh nhân đến thăm khám tại cả 3 cơ sở trên cả nước là Hà Nội, Hồ Chí Minh, Quảng Ninh. Các chuyên gia tại đây đã dành hết tâm huyết và sự tận tình để giúp người bệnh nhanh chóng thoát khỏi căn bệnh phiền toái này.

Báo chí đưa tin về bài thuốc Thăng trĩ Dưỡng huyết thang
Báo chí đưa tin về bài thuốc Thăng trĩ Dưỡng huyết thang

Nếu đang gặp các vấn đề về bệnh trĩ mà các giải pháp hiện tại không đem lại hiệu quả tối ưu như mong muốn, bạn đọc có thể tham khảo thêm và lựa chọn bài thuốc Thăng trĩ Dưỡng huyết thang của Trung tâm Thuốc dân tộc. Biết đâu đây mới chính là “cứu cánh” cho bạn.

Biện pháp phòng ngừa bị trĩ khi mang thai

Bên cạnh việc điều trị, bà bầu nên thực hiện các biện pháp phòng ngừa bệnh trĩ tái phát. Cụ thể các biện pháp bao gồm:

  • Thực hiện chế độ ăn uống đầy đủ thực phẩm giàu chất xơ, như rau và trái cây.
  • Uống nhiều nước để giúp phân mềm, tăng nhu động ruột, hạn chế táo bón và bệnh trĩ.
  • Tránh căng thẳng khi đi đại tiện và không ngồi trong nhà vệ sinh quá lâu.
  • Đi đại tiện ngay khi cảm thấy cần thiết, không nhịn đại tiện.
  • Trao đổi với bác sĩ về việc thêm các chất bổ sung vào chế độ ăn uống của bạn giúp tránh táo bón.
bị trĩ khi mang thai
Thực hiện chế độ ăn uống phù hợp để cải thiện tình trạng bị trĩ khi mang thai

Khi nào đi khám bác sĩ?

Bà bầu bị trĩ nên đi khám bác sĩ nếu các triệu chứng của bệnh trĩ trở nên đau đớn và cản trở cuộc sống hàng ngày. Ngoài ra, bà bầu cũng nên đến bệnh viện khi:

  • Hình thành búi trĩ huyết khối, hoặc búi trĩ trở nên hơi xanh
  • Các triệu chứng bị trĩ khi mang thai trở nên nghiêm trọng
  • Chảy máu nghiêm trọng

Bệnh trĩ khi mang thai phổ biến ở 3 tháng cuối của thai kỳ và thường liên quan đến bệnh táo bón, tăng áp lực lên khung chậu và tăng thể tích máu. Sau khi sinh con, bệnh trĩ có thể tự khỏi. Trong trường hợp nghiêm trọng, người bệnh nên đến bệnh viện trao đổi với bác sĩ về các biện pháp điều trị bổ sung.