9 cách trị đau họng tại nhà – Giảm đau, hết rát cổ cực nhanh

Đau họng là 1 trong những bệnh viêm nhiễm đường hô hấp trên nhiều nhất. Bệnh dễ gây ra các biến chứng nguy hiểm như viêm phế truất quản, viêm phổi cấp tính… Thay vì  sử dụng những các loại thuốc tây dễ gây tác dụng phụ, người bệnh có thể áp dụng 9 cách trị đau họng tại nhà dưới đây. 

Chữa đau họng tại nhà bằng các mẹo đơn giản
Chữa đau họng tại nhà bằng các mẹo đơn giản

9 cách trị đau họng tại nhà cực nhanh

Dưới đây là 9 cách chữa đau họng tại nhà cực nhanh và đơn giản được áp dụng phổ biến hiện nay.

Súc miệng với nước muối chữa đau họng

Các chuyên gia cho rằng, súc miệng bằng nước muối ấm có thể giảm đau họng và  phòng ngừa nhiễm trùng rất hiệu quả. Lý do là vì muối có tác dụng sát trùng, kháng khuẩn cực mạnh. Một nghiên cứu đăng trên báo chí Y tế đề phòng  của Mỹ cũng cho biết: khoảng 40% các người bị nhiễm trùng tuyến hô hấp trên có hiện trạng bệnh được cải thiện đáng kể sau khi súc miệng bằng nước muối 3 lần/ ngày. Do đó, sử dụng muối là một phương pháp chữa bệnh không thể thiếu trong danh sách điều trị viêm họng tại nhà.

Có 2 cách để bạn thực hiện súc miệng với dụng dịch nước muối.

Cách thứ nhất:

  • Pha 1 – 2 thìa muối vào cốc nước ấm và khuấy đều
  • Khi súc miệng, hãy ngửa cổ ra phía sau để nước muối đi vào mọi ngóc ngách của khoang miệng và cổ họng
  • Đẩy nước lên xuống hoặc làm giống như đang phát âm chữ o, a, e…
  • Súc miệng khoảng 2 – 3 lần/ ngày, đặc biệt là trước khi đi ngủ và sau khi ngủ dậy.

Cách thứ hai: Sử dụng nước muối sinh ly (NaCl 0,9%) có bán ở các hiệu thuốc Tây để súc miệng.

Với cách này thì bạn không cần phải pha chế mà có thể dùng luôn. Ngoài tác dụng giảm ho và ngứa họng, súc miệng với nước muối sinh lý mỗi ngày còn giảm thiểu nguy cơ mắc các bệnh về răng miệng.

Chữa đau rát cổ họng với bài thuốc từ tỏi

Tỏi không chỉ là gia vị quen thuộc trong danh sách thực phẩm của người Việt. Nó còn có thể dùng để chữa nhiều bệnh khác cho mọi đối tượng.  Vì vậy, bài thuốc chữa viêm họng bằng tỏi được rất nhiều người tin tưởng và sử dụng.

Theo Đông y, tỏi có tính ấm, có thể bài trừ độc tố ra khỏi cơ thể và phòng chống viêm nhiễm thứ phát. Các nghiên cứu cũng chỉ ra trong tinh dầu tỏi có chứa hàm lượng lớn allicin, fitonxit và liallyl… có tác dụng kháng khuẩn, chống viêm và chống oxy hóa hiệu quả.

Bên cạnh đó, tỏi cũng chứa các khoáng chất có lợi cho cơ thể như vitamin A, B, C, D, canxi, phốt pho, magie…

Kết hợp tỏi trong cách trị ho bằng mật ong giúp tăng hiệu quả điều trị
Kết hợp tỏi trong cách trị ho bằng mật ong giúp tăng hiệu quả điều trị

Do đó, tỏi đích thực là bài thuốc trị đau họng, rát cổ đơn giản và hiệu quả nhất. Để sử dụng vị thuốc này, người bệnh có thể thực hiện theo các cách dưới đây:

Cách 1: Tỏi ngâm mật ong

  • Chuẩn bị 3 – 4 nhánh tỏi tươi, bóc sạch vỏ, đập dập rồi cho vào lọ thủy tinh.
  • Thêm mật ong vào sao cho ngập bề mặt của tỏi, rồi đậy kín nắp lại.
  • Sau khoảng 4 – 5 ngày là có thể đem ra sử dụng.
  • Khi dùng, lấy hỗ hợp ra pha với nước ấm để uống.
  • Nên thực hiện đều đặn mỗi ngày 2 lần sáng và tối để nhanh cảm nhận được hiệu quả.

Cách 2: Tỏi ngâm giấm

  • Đem khoảng 10g tỏi tươi đi bóc vỏ, để cả nhánh và ngâm với giấm trong vòng 1 tháng.
  • Sau đó lấy nhánh tỏi đã ngâm giấm ra thái lát mỏng rồi ngậm trong miệng từ 10 – 15 phút.
  • Dùng đều đặn mỗi ngày 2 lần có thể chữa được bệnh ho, đau rát họng mãn tính.

Lưu ý: Không dùng tỏi sống để ngậm vì có thể gây bỏng họng. Vết thương và viêm trong cổ họng sẽ càng nguy hiểm hơn.

Mật ong trị đau họng

Một trong những phương thuốc giúp chăm sóc sức khỏe gia đình được nhiều người sử dụng đó chính là mật ong. Dù sử dụng riêng hay kết hợp cùng với một số dược liệu khác, mật ong đều đem lại lợi ích đáng kể trong điều trị đau họng tại nhà.

Mật ong có chứa nhiều hoạt chất như maltose, fructose, vitamin C… có tác dụng tăng cường hệ thống miễn dịch, chống oxy hóa và kháng khuẩn mạnh mẽ.

Một nghiên cứu khác đã chỉ ra rằng mật ong còn có khả năng chữa lành vết thương hiệu quả. Điều này đồng nghĩa với việc nó có thể đẩy nhanh tốc độ chữa lành những tổn thương trong cổ họng.

Mật ong có thể kết hợp với nhiều dược liệu khác để chữa đau họng hiệu quả
Mật ong có thể kết hợp với nhiều dược liệu khác để chữa đau họng hiệu quả

Người bệnh có thể trị viêm họng với mật ong bằng nhiều cách như sau:

Quất ngâm với mật ong

  • Mang quất đi rửa sạch và cắt đôi quả.
  • Tiếp theo xếp quất vào hũ thủy tinh, rồi tưới mật ong lên trên
  • Hằng ngày ngậm nước cốt mật ong và quất khoảng 2 – 3 lần/ ngày

Tỏi ngâm mật ong

  • Bóc sạch tỏi, đập dập và ngâm với mật ong trong hũ thủy tinh.
  • Sau 3 – 5 ngày lấy ra pha với nước ấm để uống hàng ngày (mỗi lần sử dụng 2 thìa cà phê).

Gừng tươi trộn mật ong

  • Gừng tươi cạo vỏ và ép lấy nước cốt.
  • Đem đi trộn với mật ong nguyên chất theo tỷ lệ bằng nhau.
  • Ngậm hỗn hợp này trong miệng (sát cổ họng) mỗi ngày khoảng 3 lần.

Các triệu chứng đau họng sẽ dần thuyên giảm. Lưu ý trẻ em dưới 13 tuổi không nên sử dụng phương pháp này

Chanh pha mật ong

  • Pha nước cốt chanh với 2 thìa mật ong trong nước ấm.
  • Uống từ từ để cho dung dịch chảy qua thành họng, từ đó phát huy hiệu quả kháng khuẩn, tiêu viêm đối với bệnh nhân bị đau họng.

Cách giảm đau họng bằng lá tía tô

Không chỉ là một trong những loại rau thơm thường được sử dụng trong các bữa ăn, lá tía tô còn là vị thuốc dân gian chữa được nhiều bệnh lý khác nhau. Tía tô tính cay, vị ấm và có khả năng kháng khuẩn, thải độc, bổ phế, chỉ khái…

Vì vậy, cây thuốc nam này được dùng để điều trị đau họng tại nhà hiệu quả. Bạn có thể tham khảo 2 cách chữa viêm họng từ lá tía tô đơn giản dưới đây:

Cháo tía tô

  • Chuẩn bị: 1 nắm lá tía tô tươi, hành lá, gạo
  • Đem lá tía tô rửa với nước muối pha loãng cho sạch hết bụi bẩn và vi khuẩn…
  • Đđể ráo nước và thái chỉ. Hành cũng đem rửa sạch và thái nhỏ.
  • Vo gạo, nấu cháo, nêm nếm cho vừa ăn.
  • Cháo chín thì cho tía tô và hành lá vào là có thể dùng được.

Nước cốt lá tía tô và các loại thảo dược

  • Chuẩn bị: Chuẩn bị lá tía tô, hoa khế, hoa đu đủ, đường phèn
  • Đem các loại thảo dược đã chuẩn bị đi rửa sạch, để ráo nước.
  • Cho vào bát tô cùng với đường phèn để hấp cách thủy khoảng 15 phút.
  • Dùng nước cốt sau khi hấp để uống mỗi ngày 2 – 3 lần.

Cách hết đau họng nhanh chóng bằng gừng

Gừng được dân gian truyền tai nhau để áp dụng chữa các bệnh cảm cúm, ho, viêm amidan… tại nhà hiệu quả. Gừng vị cay, tính ấm, có khả năng kháng khuẩn, tiêu viêm và bổ phế.

Hơn thế, các nhà khoa học chỉ ra hoạt chất Gingerol trong gừng có tác dụng ức chế virus Respiratory syncytial (virus hợp bào hô hấp) – nguyên nhân chính gây ra ho, cảm lạnh, viêm amidan, đau rát cổ họng…

Mật ong gừng giúp tiêu viêm, làm dịu họng hiệu quả
Mật ong gừng giúp tiêu viêm, làm dịu họng hiệu quả

Người bệnh có thể sử dụng gừng để trị viêm họng như sau:

Trà gừng

  • Chuẩn bị: Gừng tươi, mật ong
  • Gừng tươi rửa sạch, cạo vỏ, đập dập hoặc thái lát mỏng đều được.
  • Sau đó cho vào cốc nước nóng chừng 5 – 7 phút để hoạt chất từ gừng tan ra.
  • Cho thêm 3 muỗng mật ong vào khuấy đều là dùng được ngay

Gừng, chanh, mật ong

  • Chuẩn bị: Gừng, chanh, mật ong
  • Gừng tươi rửa sạch rồi đập dập cho vào nước nóng.
  • Đun sôi trong khoảng 5 phút rồi thêm chanh tươi (thái lát mỏng) và mật ong vào cùng.
  • Ngày uống 2 sẽ giảm nhanh triệu chứng của bệnh viêm họng, rát cổ họng…

Gừng và muối

  • Chuẩn bị: Gừng tươi, muối tinh
  • Gừng rửa sạch sau đó giã nát và trộn cùng muối tinh.
  • Ngậm hỗn hợp gừng muối khoảng 3 phút rồi sau đó nhả bã ra, súc miệng sạch lại với nước.

Trị đau họng tại nhà bằng xông hơi

Theo Đông y, xông hơi có thể tác động đến âm huyết và dương khí thông qua quá trình đổ mồ hôi… Đối với người bị các bệnh về đường hô hấp như ho, đau rát họng, sổ mũi, viêm xoang…

Xông hơi có thể giúp bạn loại bỏ vi khuẩn, viêm nhiễm đang hình thành trong mũi, xoang hoặc cổ họng. Từ đó giúp đường thở thông thoáng hơn, triệu chứng đau rát dần thuyên giảm.

Cách thực hiện vô vùng đơn giản:

  • Đun sôi một nồi nước nóng rồi đổ ra bát tô, trùm khăn để hơi nóng bốc lên mặt.
  • Các chuyên gia khuyên bạn nên đun cùng với một số loại thảo mộc như sả, tía tô, chanh, gừng…
  • Mỗi lần xông chỉ nên thực hiện trong khoảng 5 – 7 phút.
  • Không xông hơi quá lâu vì sẽ gây hiện tượng ngạt hơi, chóng mặt, thiếu oxy…
  • Dùng lại hỗn hợp 2, 3 lần trong ngày nếu muốn. Mỗi lần dùng lại chỉ cần đun sôi là có thể sử dụng tiếp.

Bài thuốc từ rễ cam thảo

Trong Đông y, rễ cây cam thảo được sử dụng để điều trị rất nhiều bệnh như đau họng, ợ nóng, viêm loét dạ dày và các bệnh do vi khuẩn virus gây nên. Một số nghiên cứu đã chứng minh rằng cam thảo có chứa axit glycyrrhizic và một số hợp chất khác có khả năng làm giảm sưng, ho, viêm nhiễm, ngứa ngáy…

Axit axit glycyrrhizic trong rễ cam thảo có tác dụng ức chế vi khuẩn và chống viêm mạnh
Axit axit glycyrrhizic trong rễ cam thảo có tác dụng ức chế vi khuẩn và chống viêm mạnh

Tuy nhiên, nếu sử dụng với số lượng lớn sẽ gây ra biến chứng nguy hiểm. Trong các vị thuốc nam, lương y chỉ sử dụng cam thảo với liều lượng nhất định để phát huy tối đa công dụng của vị thuốc này. Một vài nghiên cứu gần đây cho biết sử dụng cam thảo để súc miệng cũng mang lại hiệu quả bất ngờ.

Cách thực hiện: Bạn có thể ra các hiệu thuốc đông y mua bột rễ cam thảo dạng bột. Sau đó pha với nước ấm để súc miệng. Thực hiện ngày 2 lần sáng và tối giúp làm giảm đau họng, rát cổ.

Lưu ý:

  • Phụ nữ mang thai và cho con bú không tự áp dụng cách trị đau họng tại nhà bằng rễ cam thảo. Nếu muốn sử dụng phải được sự cho phép và chỉ định của bác sĩ.
  • Chỉ nên sử dụng cam thảo để uống trong khoảng 2- 3 tuần. Đây không phải là vị thuốc an toàn khi uống trong thời gian dài (dù là liều lượng nhỏ).

Giấm táo trị đau họng tại nhà

Các nghiên cứu chỉ ra trong giấm có thành phần chính là acid acetic. Chất này có tác dụng ức chế, diệt khuẩn rất tốt, đặc biệt là các vi khuẩn gây bệnh về đường hô hấp trên như: Diplococus Pneu-mo-niae, Streptococus, Sta-phy-lo-cocus…

Do đó, kết hợp táo với giấm sẽ trở thành một phương thuốc kháng khuẩn tự nhiên cực kì hiệu quả. Đặc tính acid trong giấm táo có thể chống lại hiện tượng nhiễm trùng, làm loãng đờm, ngăn chặn vi khuẩn lây lan.

Vì vậy, tình trạng đau họng, ngứa cổ được cải thiện. Đồng thời, hoạt chất inulin trong giấm táo có thể tăng cường hệ miễn dịch bằng cách gia tăng số lượng bạch cầu và tế bào T trong cơ thể.

Bạn có thể dùng giấm táo như một mẹo chữa đau họng theo cách sau:

  • Chuẩn bị: 2 thìa giấm táo, 1 ly nước ấm.
  • Đổ giấm táo vào ly nước ấm và khuấy đều.
  • Dùng nước trên súc miệng, sau đó súc lại miệng bằng nước sạch.
  • Thực hiện 3 lần trong ngày.

Tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của bệnh cũng như sự thích ứng của cơ thể đối với giấm táo. Người bệnh có thể dùng giấm táo với liều lượng khác nhau. Cách tốt nhất là nên tham khảo ý kiến của các bác sĩ trước khi áp dụng phương pháp chữa bệnh này tại nhà.

Dùng máy tạo độ ẩm trong nhà

Có nhiều trường hợp ho, ngứa cổ, đau họng xảy ra do thời tiết lạnh, thay đổi đột ngột, độ ẩm không khí thấp… Đối với những trường hợp này bạn có thể khắc phục bằng cách sử dụng máy tạo độ ẩm trong phòng để làm dịu niêm mạc hầu họng.

Sử dụng máy tạo độ ẩm là cách trị đau họng tại nhà giúp làm dịu niêm mạc, giảm đau hiệu quả
Sử dụng máy tạo độ ẩm là cách trị đau họng tại nhà giúp làm dịu niêm mạc, giảm đau hiệu quả

Nếu ho và ngứa cổ họng xảy ra khi thời tiết thay đổi hoặc nhiệt độ giảm đột ngột…. Các bạn nên dùng máy tạo độ ẩm để làm dịu niêm mạc họng, đồng thời cải thiện cơn ho và giảm tình trạng ngứa rát, khó chịu.

Ngoài ra, dựa trên cơ chế bổ sung độ ẩm cho không khí, máy tạo độ ẩm còn giúp bạn tránh khỏi tình trạng khô da, kích ứng… Tác dụng trong điều trị bệnh lý về tai mũi họng thường gặp như viêm mũi dị ứng, viêm xoang, viêm họng…

Ưu, nhược điểm của cách chữa đau họng bằng dân gian

Cổ nhân ta có câu “Thuốc Nam đánh giặc, thuốc Bắc lập công”. Có thể nói hiệu quả của thuốc Nam trong điều trị bách bệnh đã được chứng minh từ xa xưa. Thực tế, qua hàng nghìn năm lưu truyền và sử dụng, các mẹo chữa đau họng bằng dân gian đã bộc lộ rõ nhiều ưu điểm.

Ưu điểm:

  • Nguyên liệu là những vị thuốc dân gian quen thuộc, dễ kiếm trong tủ bếp, hay vườn nhà…
  • Lánh tính, không gây tác dụng phụ như một số loại thuốc Tây, an toàn cho người sử dụng
  • Chi phí rẻ, không tốn kém, ai cũng có thể tự thực hiện
  • Cách pha chế đơn giản, tốn ít thời gian và công sức

Cũng theo bác sĩ Lê Phương, Giám đốc chuyên môn Trung tâm Đông y Việt Nam: “Các bài thuốc dân gian bào chế từ cây thuốc nam vừa trị bệnh hiệu quả vừa an toàn và lành tính với cơ địa của người Việt. Bởi chúng phát triển tốt trên thổ nhưỡng và khí hậu của nước ta. Cho nên hạn chế độc tính tự nhiên phát triển và cho công dụng tốt. Tuy nhiên, muốn có hiệu quả điều trị cao thì phải kết hợp theo phép trị cụ thể, phù hợp với từng căn nguyên, từng cơ địa”.

Thầy thuốc Ưu tú Lê Phương
Thầy thuốc Ưu tú Lê Phương

Tuy nhiên, phương pháp chữa bệnh nào cũng sẽ tồn tại những hạn chế nhất định. Phương pháp chữa bệnh theo mẹo dân gian cũng không ngoại lệ.

Nhược điểm:

  • Hiệu quả của các cách trị đau họng tại nhà tùy thuộc vào mức độ hấp thụ thuốc của từng người
  • Chỉ phù hợp với những trường hợp bệnh còn nhẹ, mới phát
  • Hiệu quả của nhiều bài thuốc chưa được khoa học chứng minh, chỉ là kinh nghiệm truyền miệng…

Do đó, bác sĩ Lê Phương cũng đưa ra khuyến cáo: “Hiệu quả của thuốc dân gian phụ thuộc rất nhiều vào cơ địa. Những người có thể trạng yếu hầu hết không thể hấp thụ thuốc tốt. Cây thuốc sử dụng riêng lẻ cũng không thể điều trị tận gốc bệnh. Nhất là những trường hợp đau họng nặng do nhiễm trùng đường hô hấp như viêm amidan, viêm họng, viêm thanh quản.

Với những trường hợp này, người bệnh không sử dụng mẹo dân gian làm phương thuốc điều trị chính. Thay vào đó, người bệnh nên chuyển sang điều trị bằng đông y. Đông y kết hợp nhiều thảo dược trong một bài thuốc nên dược lực mạnh hơn so với thuốc dân gian. Mỗi bệnh, mỗi cơ địa cũng có phép trị cụ thể để đạt được hiệu quả tối ưu nhất”.

Hiện nay, Thanh hầu bổ phế thang là bài thuốc đông y có thể giải quyết triệt để mọi bệnh lý viêm đường hô hấp và được nhiều người bệnh đánh giá cao. Bài thuốc được phát triển theo cơ chế BỔ CHÍNH KHU TÀ, tập trung bồi Phể, bổ Tỳ, kiện Can, Thận.

Tác dụng của Thanh hầu bổ phế thang
Tác dụng của Thanh hầu bổ phế thang

Khi ngũ tạng được bồi bổ thì chính khí (hệ miễn dịch) sẽ được nâng cao. Chức năng của các tạng phủ cũng được phục hồi và vận hóa bình thường. Từ đó đẩy lùi các tà khí như phong (gió), hàn (lạnh), thấp (ẩm) – căn nguyên của bệnh viêm họng, viêm amidan một cách nhanh chóng.

Ngoài ra, thể trạng yếu kém của người bệnh còn được cải thiện từ sâu bên trọng nên khả năng hấp thụ thuốc sẽ tốt hơn. Cho nên những người có thể trạng yếu, cơ địa nhạy cảm như trẻ nhỏ, phụ nữ có thai, đang cho con bú, người cao tuổi… rất phù hợp để dùng bài thuốc này.

Đặc biệt, thành phần của Thanh hầu bổ phế thang có đến 20 – 30 nam dược quý. Trong đó có nhiều thảo dược giúp trị đau họng, khản tiếng, chữa ho, giảm viêm, tiêu sưng, trừ đờm được cả đông y và tây y ứng dụng nhiều. Chẳng hạn như kha tử, liên kiều, bạch cương tàm, xích thược, quất hồng bì, phật thủ…

Thành phần bài thuốc Thanh hầu bổ phế thang
Thành phần bài thuốc Thanh hầu bổ phế thang

Thanh hầu bổ phế thang còn là một trong số ít bài thuốc đông y được nghiên cứu bởi những chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực. Bài thuốc cũng được kiểm nghiệm trên chuyên khoa và lâm sàng, đảm bảo tính an toàn và hiệu quả. Tính đến nay, bài thuốc đã được hơn 20.000 bệnh nhân tin dùng, đồng thời nhận về kết quả tích cực:

Kết quả kiểm nghiệm thực tế của bài thuốc Thanh Hầu Bổ Phế Thang trên hơn 25000 bệnh nhân
Kết quả kiểm nghiệm thực tế của bài thuốc Thanh Hầu Bổ Phế Thang trên hơn 25000 bệnh nhân

Lưu ý khi thực hiện cách trị đau họng tại nhà

Mặc dù là phương pháp chữa bệnh bằng thảo mộc rất lành tính và có khả năng làm giảm nhẹ triệu chứng và ngăn ngừa nhiễm trùng lây lan. Tuy nhiên để điều trị bệnh dứt điểm và hạn chế các rủi ro phát sinh trong quá trình điều trị, bạn cần lưu ý những thông tin sau:

  • Các cách trị đau họng tại nhà bằng bằng mẹo dân gian chỉ có tác dụng hỗ trợ và phù hợp với thể bệnh cấp tính, bệnh nhẹ… Với những người mắc bệnh mãn tính thì cách điều trị này chưa chắc hiệu quả.
  • Thời gian để thuốc phát huy tác dụng thường kéo từ từ 1 đến 2 tuần. Cần kiên trì và thực hiện đều đặn mỗi ngày để cải thiện triệu chứng lâm sàng.
  • Một số người có cơ địa nhạy, cảm dị ứng với các thành phần trong thảo dược nên đặc biệt chú ý. Điều trị sai cách sẽ khiến bệnh càng nghiêm trọng và kéo theo các hệ lụy không mong muốn khác.
  • Nếu áp dụng chữa đau họng tại nhà mà thấy có dấu hiệu dị ứng nên ngưng thực hiện và tới gặp bác sĩ để được tư vấn kịp thời.
Súc miệng, súc họng bằng nước muối giảm đau họng, ngạt mũi hiệu quả
Súc miệng, súc họng bằng nước muối giảm đau họng, ngạt mũi hiệu quả

Bên cạnh đó, để nhanh chóng khỏi bệnh, các bạn cũng nên kết hợp với một số lưu ý sau:

  • Súc miệng bằng nước muối loãng hoặc nước muối sinh lý mỗi ngày
  • Uống đủ nước
  • Duy trì chế độ ăn uống và sinh hoạt khoa học
  • Hạn chế rượu bia, thuốc lá, đồ ăn cay nóng, nhiều dầu mỡ…

Hy vọng với những chia sẻ trên đây của Vhea, các bạn sẽ biết được những cách trị đau họng tại nhà hiệu quả. Việc nắm chắc các phương pháp này là điều rất cần thiết để có thể tự bảo vệ sức khỏe cho bản thân và cho cả gia đình.

Ngoài ra, các bạn nên tập luyện xây dựng một lối sống khoa học và lành mạnh để tránh những tác động xấu gây bệnh. Nếu không may bị đau họng hoặc có các triệu chứng viêm họng, rát cổ hãy tới khám tại các cơ sở chuyên khoa để sớm được điều trị dứt điểm. Chúc các bạn luôn khỏe mạnh!

CLICK XEM NGAY

GIẢI MÃ Bài thuốc THẢO DƯỢC chữa viêm họng, viêm họng hạt được nghiên cứu độc quyền

Chia sẻ KINH NGHIỆM KHỎI HOÀN TOÀN viêm họng hạt không cần kháng sinh