7+ Thuốc trị viêm mũi dị ứng tốt nhất hiện nay và lưu ý

Thuốc trị viêm mũi dị ứng có nhiều ưu điểm như hiệu quả cao, tác dụng nhanh và thuận tiện khi sử dụng. Vì vậy, đây đang là phương pháp được nhiều bệnh nhân quan tâm. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ gợi ý top 7 loại thuốc đặc trị viêm mũi dị ứng hiệu quả để người bệnh tham khảo.

Viêm mũi dị ứng có thể xảy ra ở bất kỳ ai
Viêm mũi dị ứng có thể xảy ra ở bất kỳ đối tượng nào

TOP 7 thuốc trị viêm mũi dị ứng tốt hiện nay

Viêm mũi dị ứng là tình trạng viêm niêm mạc mũi do tiếp xúc với dị nguyên tại đường hô hấp. Khoảng 400 triệu người trên thế giới mắc bệnh, đặc biệt là trẻ nhỏ. Nguyên nhân gây bệnh là do cơ thể phản ứng với các yếu tố lạ như phấn hoa, bụi mạt, lông động vật, bào tử nấm hoặc vào thời điểm giao mùa.

Ngoài ra, viêm mũi dị ứng còn có yếu tố di truyền từ cha mẹ sang con cái. Bác sĩ sẽ dựa vào từng tác nhân gây dị ứng để chia bệnh thành các dạng sau:

  • Viêm mũi dị ứng theo mùa: Chủ yếu do thời tiết, phấn hoa, nấm mốc ngoài trời,…
  • Viêm mũi dị ứng nghề nghiệp: Tiếp xúc với dị nguyên tại nơi làm việc như bụi phấn, lông thú, hóa chất,…
  • Viêm mũi dị ứng quanh năm: Bệnh diễn ra quanh năm và có thể do nhiều yếu tố xung quanh tác động
  • Viêm mũi dị ứng không thường xuyên: Chỉ mắc bệnh khi tiếp xúc với các tác nhân gây dị ứng.

Thuốc Tây chữa viêm mũi dị ứng rất phổ biến. Mục tiêu của phương pháp này là đẩy lùi nhanh các triệu chứng nghẹt mũi, hắt hơi, chảy nước mũi,… Bên cạnh đó, cách sử dụng thuốc Tây cũng nhanh gọn, tiện lợi. Các nhóm thuốc được chỉ định phổ biến là: Thuốc kháng histamine H1, corticoid, thuốc gây co mạch. Cụ thể như sau:

Chlopheniramin

Thành phần: Chlopheniramin maleat

Công dụng: Đây là thuốc kháng histamine phù hợp với bệnh nhân bị viêm mũi dị ứng theo mùa và quanh năm. Bên cạnh đó nó còn được chỉ định với các trường hợp khác như: viêm mũi vận mạch do histamin, dị ứng, mề đay, phản ứng huyết thanh, côn trùng đốt, người bị ngứa do thủy đậu.

Cách dùng:

  • Người lớn dùng 1 viên 4mg/ lần và mỗi ngày dùng 3 – 4 lần
  • Trẻ em dưới 12 tuổi uống 1/2 viên/ lần, mỗi ngày 2 – 3 lần.

Chống chỉ định: Trẻ sơ sinh hoặc trẻ nhỏ, người có triệu chứng phì đại tuyến tiền liệt, glaucom góc hẹp, tắc cổ bàng quang, loét dạ dày, tắc môn vị tá tràng, phụ nữ có thai hoặc đang cho con bú, trẻ sơ sinh hoặc đẻ thiếu tháng

Là thuốc trị viêm mũi dị ứng thuộc nhóm kháng hisatmine H1
Là thuốc trị viêm mũi dị ứng thuộc nhóm kháng hisatmine H1

Ngoài ra Chlopheniramin có thể đi kèm một số tác dụng phụ như chóng mặt, buồn nôn, buồn ngủ,… Vì vậy nếu đang sử dụng thuốc nhưng cơ thể xuất hiện các triệu chứng quá mẫn thì người bệnh cần liên hệ ngay với bác sĩ chuyên khoa để được hướng dẫn xử lý.

Diphenylhydramin

Thành phần: Diphenhydramine hydrochloride

Công dụng: Loại thuốc này được chỉ định đối với các trường hợp viêm mũi dị ứng, viêm mũi vận mạch, viêm kết mạc dị ứng. Tuy nhiên nó chống chỉ định với người bị viêm phổi mãn tính, bí tiểu do rối loạn niệu đạo, trẻ sơ sinh, phụ nữ trong thời kỳ thai sản hoặc người mẫn cảm với thành phần của thuốc.

Cách dùng: 

  • Người lớn: sử dụng 25 – 50mg Diphenhydramine Hydrochloride. Mỗi lần uống cách nhau 4 – 6 giờ.
  • Trẻ nhỏ trên 1 tháng tuổi: uống 12,5 – 25mg/ lần, mỗi ngày 3 – 4 lần, không dùng quá 300mg/ ngày.

Thuốc không kê đơn:

  • Trẻ 2 – 6 tuổi: 6,25mg/ lần. Liều tiếp theo cách 4 – 6 tiếng
  • Trẻ 6 – 12 tuổi: 12,5 – 25mg/ lần, cách nhau 4 – 6 giờ mỗi lần sử dụng
  • Trẻ trên 12 tuổi: 25 – 50mg/ lần, mỗi lần uống cách nhau 4 – 6 giờ.

Chống chỉ định: người quá mẫn cảm với thành phần của thuốc, trẻ sơ sinh hoặc trẻ sinh thiếu tháng, phụ nữ đang trong thời kỳ thai sản

Nhược điểm của Diphenylhydramin là có thể gây buồn ngủ, khô miệng, rối loạn thị giác,… Vì vậy người bệnh không nên sử dụng khi lái xe, vận hành máy móc hoặc trong thời gian làm việc, học tập.

Thuốc kháng histamine Promethazin

Thành phần: hoạt chất chính là promethazine hydrochloride

Tác dụng: chống loạn tâm thần ở mạch nhánh phụ và không có sự thay thế ở các vòng, chống nôn, kháng cholinergic, khả năng kháng histamin và an thần ở mức độ mạnh. Do đó thuốc thường được chỉ định để điều trị hoặc dự phòng các phản ứng quá mẫn, viêm mũi và an thần cho cả trẻ nhỏ lẫn người lớn.

Cách dùng:

  • Người lớn: Với dạng thuốc tiêm sẽ sử dụng 25mg và theo dõi chặt chẽ, nếu cần thiết có thể lặp lại trong 2 giờ. Dạng thuốc uống là 25mg trước ki đi ngủ hoặc 12,5mg/ lần trước bữa ăn tối và trước khi đi ngủ.
  • Trẻ nhỏ: 0,1mg/kg/liều với mỗi 6 giờ và 0,5mg/kg/liều trước khi đi ngủ (nếu cần)

Chống chỉ định: trẻ em dưới 2 tuổi, người dị ứng với thuốc, bệnh nhân tắc ruột, viêm loét dạ dày, có chứng rối loạn co giật, tiểu khó hoặc tắc nghẽn đường tiểu, mắ bẹnh tim mạch, giảm bạch cầu, phì đại tuyến tiền liệt, tăng nhãn áp hoặc cổ bàng quang tắc nghẽn, bị hội chứng Reye, chấn thương não hoặc gặp vấn đề về phổi hoặc bệnh hen suyễn.

Trong quá trình sử dụng bệnh nhân có thể gặp bệnh nhân có thể gặp phải các tác dụng phụ như nhìn mờ, ngủ gật, phát ban da
Khi sử dụng thuốc bệnh nhân có thể gặp bệnh nhân có thể gặp phải các tác dụng phụ như nhìn mờ, ngủ gật, phát ban da

Lưu ý, trong một số trường hợp Promethazin có thể gây ức chế nghịch lý hệ thần kinh trung ương và chỉ có tác dụng ngăn chặn phản ứng do histamine tạo ra chứ không thể ngăn cản quá trình giải phóng loại amin này.

Trong quá trình sử dụng, bệnh nhân có thể gặp phải một số vấn đề như nhìn mờ, ngủ gật, phát ban da, tăng giảm huyết áp thất thường, mệt mỏi, ù tai, nhịp tim đập nhanh,… Để tránh gặp các tác dụng phụ và bảo vệ tốt sức khỏe, người bệnh nên dùng thuốc theo đúng liệu trình của bác sĩ.

Thuốc Tây chữa viêm mũi dị ứng Loratidin

Thành phần: Loratadin 100mg và tá dược

Tác dụng: là một loại kháng histamine đem đến hiệu quả lâu dài và được chỉ định phổ biến cho các trường hợp bị mề đay mãn tính. Tuy nhiên thuốc sẽ có liều dùng cụ thể cho từng đối tượng và mục đích điều trị.

Cách dùng:

  • Trẻ em trên 12 tuổi và người trưởng thành: 10mg/lần/ngày
  • Trẻ nhỏ từ 2 đến 12 tuổi: trọng lượng trên 30kg uống 10mg/lần/ngày. Trọng lượng dưới 30kg uống 5mg/lần/ngày.

Chống chỉ định: người mẫn cảm với thành phần của thuốc,

Thuốc dạng xịt Fluticason

Thành phần: hoạt chất chính là fluticasone propionate

Tác dụng: có tác dụng toàn thân nhưng khi xịt vào niêm mạc mũi chỉ thấy tác dụng tại chỗ. Fluticason ít gây tác dụng phụ nên phù hợp với giải pháp điều trị hoặc dự phòng tình trạng viêm mũi dị ứng theo mùa. Tuy nhiên nó có thể kích ứng niêm mạc mũi, làm giảm khẩu vị, gây khô mũi họng và chảy máu mũi,…

Cách dùng

  • Người lớn và trẻ trên 12 tuổi: 1 ngày/lần, mỗi bên lỗ mũi 2 nhát xịt, thời điểm thích hợp là buổi sáng. Không xịt quá 4 lần vào một bên hốc mũi
  • Trẻ 4 – dưới 12 tuổi: một lần xịt vào một bên mũi. Mỗi bên không vượt quá 2 lần xịt.

Chống chỉ định: quá mẫn cảm với thành phần của thuốc, trẻ sơ sinh hoặc phụ nữ trong thời kỳ thai sản

Thuốc nhóm Corticoid – Beclomethasone

Thành phần: Beclomethasone dipropionate

Tác dụng: Beclomethason không chỉ dùng để điều trị dị ứng mà còn được chỉ định cho các trường hợp hen phế quản hoặc hen suyễn nhưng không thể kiểm soát. Ưu điểm của nhóm thuốc dạng xịt là có thể sử dụng cho nhiều đối tượng. Tuy nhiên chúng sẽ gây ra những vấn đề nghiêm trọng nếu người bệnh điều trị không đúng cách.

Cách dùng:

  • Người lớn: 200mcg, sử dụng 2 lần/ ngày. Trường hợp nặng có thể dùng liều 600 – 800mcg/ngày
  • Trẻ em: 50 – 100mcg/ ngày, chia làm 2 – 4 lần xịt.

Chống chỉ định: quá mẫn cảm với thành phần của thuốc hoặc người có niêm mạc mũi hay cơ quan lân cận bị nhiễm khuẩn. Ngoài ra các loại thuốc nhóm corticoid có thể ức chế quá trình làm lành vết thương nên người bệnh chỉ sử dụng khi niêm mạc khỏe mạnh hoặc đã hồi phục các tổn thương. Ngoài ra phụ huynh không sử dụng loại thuốc này cho trẻ nhỏ dưới 12 tuổi.

Thuốc trị viêm mũi dị ứng Nasonex

Thành phần: Mometasone

Tác dụng: Thuốc ở dạng xịt, phù hợp với trẻ nhỏ từ 2 tuổi trở lên hoặc các bệnh nhân bị polyp mũi và có triệu chứng liên quan đến viêm mũi cấp mà không xuất hiện dấu hiệu nhiễm khuẩn nặng. Lưu ý, tránh sử dụng khi gặp tình trạng nhiễm khuẩn tại chỗ, nhiễm nấm tại chỗ, kích ứng niêm mạc mũi hoặc phụ nữ có thai và đang cho con bú.

Loại thuốc trị viêm mũi dị ứng này tương đối phù hợp với trẻ nhỏ
Loại thuốc trị viêm mũi dị ứng này tương đối phù hợp với trẻ nhỏ

Liều dùng:

  • Mỗi ngày người lớn xịt 2 nhát/ lần cho mỗi bên mũi.
  • Trẻ nhỏ từ 2 – 11 tuổi chỉ xịt 1 nhát/ lần/ ngày.
  • Liều lượng có thể thay đổi dựa trên mức độ bệnh lý. Vì vậy người bệnh nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng.

Chống chỉ định: bệnh nhân quá mẫn cảm với thành phần của thuốc hoặc gặp tác dụng phụ như chảy máu cam, kích ứng mũi, viêm họng

Bên cạnh những nhóm thuốc trên, bạn có thể tham khảo thêm nhóm thuốc co mạch dạng uống, dạng xịt hoặc làm săn niêm mạc mũi. Thuốc có tác dụng giảm sưng, giảm phù nề, trị ngạt mũi và làm săn niêm mạc,.. Tuy nhiên mỗi dạng thuốc đều đặc điểm riêng, cụ thể:

Thuốc săn niêm mạc: không chứa độc tố nên có thể dùng cho cả người lớn và trẻ nhỏ

Dạng uống: gây tác dụng phụ như tim đập mạch, đau thắt ngực, nhức đầu, chán ăn, khó ngủ, tay chân run,… Chống chỉ định với các trường hợp bị đái tháo đường, cao huyết áp hoặc đau thắt ngực do bệnh mạch vành.

Dạng nhỏ, xịt mũi: tác dụng trong thời gian ngắn và có thể gây ra phản ứng dội ngược. Nếu kéo dài quá trình sử dụng, một phần thuốc sẽ thẩm thấu qua lớp niêm mạc mũi và gây tác dụng phụ toàn thân, thậm chí làm thắt mạch máu, hoại tử niêm mạc hoặc co thắt máu ở các cơ quan quan trọng.

Thuốc chữa viêm mũi dị ứng co mạch nếu không sử dụng cẩn thận có thể gây ra nhiều ảnh hưởng xấu đến sức khỏe
Thuốc chữa viêm mũi dị ứng co mạch nếu không sử dụng cẩn thận có thể gây ra nhiều ảnh hưởng xấu đến sức khỏe

Lưu ý khi sử dụng thuốc trị viêm mũi dị ứng

Khi sử dụng thuốc Tây điều trị viêm mũi dị ứng, người bệnh nên tuân thủ một số lưu ý như sau:

  • Không phải ai cũng có thể điều trị viêm mũi dị ứng bằng thuốc tây, một số người có bệnh lý nền hoặc dị ứng với tân dược cần thận trọng khi sử dụng.
  • Để các loại thuốc chữa viêm mũi dị ứng mang đến hiệu quả cao và an toàn với sức khỏe, người bệnh nên đi thăm khám để nhận được hỗ trợ từ chuyên gia.
  • Tuyệt đối không tự ý mua thuốc hoặc thay đổi liều lượng khi chưa được cho phép.
  • Các trường hợp bị mẫn cảm với thành phần của thuốc, hãy nhanh chóng liên hệ với trung tâm y tế để được tư vấn.
  • Đặc biệt những đối tượng nhạy cảm như trẻ nhỏ hoặc phụ nữ trong thời kỳ thai sản cần lắng nghe thông tin và thực hiện theo đúng hướng dẫn của bác sĩ.
  • Nguyên tắc chung cho hầu hết các loại thuốc chữa bệnh là sử dụng ở liều thấp, vì vậy người bệnh không nên lạm dụng để tránh bị nhờn thuốc.
  • Ngoài ra nhiều loại tân dược chỉ có tác dụng đẩy lùi triệu chứng và không chữa bệnh tận gốc, do đó bệnh rất dễ tái phát và trở thành viêm mũi dị ứng mãn tính.

Đồng thời, để ngăn ngừa viêm mũi dị ứng, chúng ta cần tránh các tác nhân có hại đến từ môi trường, hạn chế đến khu vực ô nhiễm và nên đeo khẩu trang cẩn thận khi đi ra ngoài. Đừng quên giặt chăn ga gối đệm thường xuyên, hút bụi cho thảm và nệm bọc ghế, dùng tấm bọc chống dị ứng với nệm và gối.

Giảm độ ẩm trong nhà để ngăn chặn sự phát triển của nấm mốc, hạn chế tiếp xúc với phấn hoa hoặc tác nhân gây dị ứng khác. Hãy nhớ vệ sinh răng miệng hằng ngày trước và sau khi ngủ dậy hoặc sau các bữa ăn.

Xây dựng một chế độ dinh dưỡng khoa học, uống nhiều nước và bổ sung các dưỡng chất có lợi. Bên cạnh đó không nên ăn thực phẩm có thể gây dị ứng và các loại đồ uống chứa cồn.

Bên cạnh việc dùng thuốc, bạn hãy chăm sóc sức khỏe và vệ sinh khoang mũi thường xuyên để loại bỏ các chất gây hại
Bên cạnh việc dùng thuốc, bạn hãy chăm sóc sức khỏe bằng chế độ ăn uống khoa học

Thực hiện lối sống khoa học như: Ngủ đủ giấc, ăn uống đúng giờ, không thức quá khuya, giữ tâm lý thoải mái, tránh căng thẳng mệt mỏi, rèn luyện thể dục thể thao mỗi ngày. Đây đều là các biện pháp để nâng cao sức đề kháng và giúp cơ thể chống lại sự xâm nhập của tác nhân có hại.

Các loại thuốc trị viêm mũi dị ứng có tác dụng đẩy lùi triệu chứng hiệu quả nhưng vẫn tồn tại một số nhược điểm. Ngoài ra, nội dung trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo giúp người bệnh có thêm thông tin. Vì vậy, để có thể sử dụng thuốc đúng cách và bảo vệ sức khỏe, bạn nên lắng nghe hướng dẫn từ các chuyên gia y tế.