5 bài tập thể dục cho người bị trĩ dễ đi tiêu mỗi ngày

Các chuyên gia luôn khuyến khích việc hoạt động thể chất phù hợp để hỗ trợ điều trị bệnh trĩ. Một số bài tập thể dục cho người bị trĩ có thể mang đến nhiều lợi ích. Kiên trì tập luyện giúp ổn định nhu động ruột và nâng cao chức năng cơ thắt hậu môn. Ngoài ra còn hỗ trợ làm teo búi trĩ bị sa một cách tự nhiên.

bài tập thể dục cho người bị trĩ
Tập thể dục đúng cách là mẹo nhỏ giúp hỗ trợ quá trình điều trị bệnh trĩ rất tốt

Lợi ích của tập thể dục với điều trị bệnh trĩ

Bệnh trĩ (lòi dom) là bệnh lý rất phổ biến đường tiêu hóa dưới (cụ thể là ở trực tràng – hậu môn). Thuật ngữ này đề cập tới tình trạng giãn đám rối tĩnh mạch (bao gồm tĩnh mạch, cơ trơn, tiểu động mạch, mô liên kết…)

Thông thường, đám rối tĩnh mạch ở trực tràng – hậu môn được nâng đỡ bởi cấu trúc mô sợi có tính đàn hồi cao. Tuy nhiên khi chịu áp lực trong thời gian kéo dài thì đám rối tĩnh mạch sẽ bị phình giãn, ứ máu và tạo thành các búi trĩ.

Bệnh trĩ có thể gặp ở cả trẻ nhỏ và những người trưởng thành. Tuy nhiên bệnh ảnh hưởng chủ yếu tới người trong độ tuổi trung niên, người cao tuổi và các bà bầu. Bệnh trĩ không gây nguy hiểm tới tính mạng nhưng lại ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. Bệnh tiến triển lâu có thể gây suy nhược cơ thể, làm giảm sức khỏe tổng thể. Đồng thời còn làm tăng nguy cơ phát sinh các biến chứng nghiêm trọng.

Sử dụng thuốc điều trị bệnh trĩ là cần thiết nhưng cần kết hợp ăn uống và sinh hoạt khoa học. Ngoài ra, các chuyên gia khuyên rằng, nên thường xuyên tập luyện các bài tập thể dục cho người bệnh trĩ. Đây là giải pháp đơn giản nhưng hỗ trợ quá trình điều trị bệnh rất tốt.

Thực tế ghi nhận rằng, tập luyện đúng cách có tác dụng cải thiện chức năng cơ thắt hậu môn. Hơn nữa còn hỗ trợ làm teo nhỏ kích thước búi trĩ, ngăn ngừa tình trạng sung huyết.

Bên cạnh đó, tập luyện đúng cách còn rất hữu ích với hoạt động của hệ tiêu hóa. Ngoài giúp ổn định nhu động ruột thì còn kích thích quá trình trao đổi chất. Điều này có tác dụng khắc phục tình trạng táo bón – nguyên nhân phổ biến gây bệnh trĩ hoặc khiến bệnh nặng nề thêm. Từ đó làm giảm áp lực cũng như triệu chứng khó chịu mỗi lần đi đại tiện.

Duy trì thói quen tập luyện thường xuyên còn giúp việc đào thải phân ra bên ngoài trở nên dễ dàng hơn. Từ đó làm giảm tình trạng chảy máu khi phân tạo ma sát với búi trĩ. Ngoài ra, việc tập luyện còn thúc đẩy quá trình chữa lành tổn thương tại niêm mạc trực tràng – hậu môn.

5 bài tập thể dục cho người bị trĩ dễ dàng đi tiêu

Tập luyện thể dục đúng cách sẽ rất tốt cho quá trình điều trị bệnh trĩ. Đây là mẹo hỗ trợ giúp rút ngắn thời gian kiểm soát bệnh. Hơn nữa còn đặc biệt hữu ích với sức khỏe tổng thể. Tuy nhiên người bệnh cần rèn luyện các bài tập phù hợp để tránh gặp phải vấn đề rủi ro khi thực hiện.

Dưới đây là 5 bài tập thể dục cho người bị trĩ được các chuyên gia khuyên nên thực hiện:

1. Bài tập co thắt cơ hậu môn

Bài tập co thắt cơ hậu môn có tác dụng rất tốt trong việc cải thiện chức năng của cơ vòng hậu môn. Bài tập này đặc biệt phù hợp với những người bị trĩ có búi trĩ bị sa ra bên ngoài.

Thường xuyên tác dụng lực phù hợp lên cơ vòng hậu môn có thể giúp đẩy từ từ búi trĩ vào bên trong. Từ đó sẽ giúp hạn chế được tình trạng sung huyết búi trĩ. Đây là bài tập đơn giản mà người bệnh có thể thực hiện được với nhiều tư thế khác nhau. Cả nằm, ngồi hay đứng đều được.

bài tập chữa bệnh trĩ
Bài tập cơ thắt hậu môn có thể thực hiện ở nhiều tư thế khác nhau, phổ biến là tư thế ngồi

Thực hiện bài tập theo hướng dẫn sau:

  • Người bệnh có thể đứng, ngồi hoặc nằm ở tư thế thả lỏng cơ thể
  • Đầu tiên hãy hít 1 hơi thật sâu, đồng thời dùng lực kẹp chặt đùi và mông lại với nhau
  • Sau đó từ từ thực hiện co cơ thắt hậu môn tương tự như khi bạn nhịn đại tiện
  • Khi thực hiện cần chú ý uốn lưỡi lên hàm trên
  • Giữ nguyên tư thế này, đồng thời nhịn thở trong vòng 10 giây
  • Sau đó từ từ thả lỏng cơ thể và đưa cơ hậu môn cùng với lưỡi về trạng thái ban đầu
  • Với các động tác trên, nên thực hiện khoảng 20 – 30 lần để nhận được kết quả tốt
  • Người bệnh có thể nghỉ khoảng 30 giây giữa các lần tập, không nên nghỉ quá lâu

**Lưu ý: Trước khi thực hiện bài tập co cơ thắt hậu môn, bạn nên chú ý đi đại tiện. Đây là mẹo nhỏ giúp hạn chế tình trạng khó chịu, đau rát hậu môn trong khi tập luyện.

2. Bài tập tác động đến vùng đan điền

Cùng với bài tập co thắt hậu môn thì bài tập tác dụng lực đến vùng đan điền cũng có tác dụng cải thiện chức năng cơ vòng hậu môn. Ngoài ra kiên trì tập luyện cũng sẽ hỗ trợ làm teo búi trĩ bị sa một cách tự nhiên.

Đối với những người bị táo bón kéo dài thì thực hiện bài tập đến vùng đan điền còn tác động rất tích cực tới nhu động ruột. Nhờ đó mà hỗ trợ cải thiện tình trạng táo bón. Điều này sẽ làm giảm đáng kể áp lực lên tĩnh mạch trực tràng – hậu môn mỗi khi đại tiện.

Thực hiện bài tập theo hướng dẫn sau:

  • Người bệnh bắt đầu bài tập bằng tư thể nằm thả lỏng trên giường hoặc mặt sàn
  • 2 tay buông xuôi theo chiều dọc cơ thể còn 2 chân duỗi thẳng thoải mái
  • Tập trung vào vùng đan điền (vùng bụng dưới nằm ngay cạnh xương mu)
  • Hít 1 hơi thật sâu đồng thời thót hậu môn lại
  • Cùng với đó hãy co bàn tay, các ngón chân thì hướng lên trên
  • Lúc này cần cắn chặt 2 hàm răng lại rồi giữ thư thế này khoảng từ 5 – 7 giây
  • Sau đó thả lỏng cơ thể, thở nhẹ nhàng rồi nghỉ khoảng 1 vài phút
  • Thực hiện các động tác trên khoảng 15 – 20 phút/ 1 bài tập
bài tập cho người bệnh trĩ
Người bị bệnh trĩ nên thực hiện bài tập tác động đến vùng đan điền để cải thiện chức năng cơ thắt hậu môn

3. Bài tập thể dục nâng hậu môn cho người bị trĩ

Nếu bạn không biết nên lựa chọn bài tập nào để hỗ trợ điều trị bệnh trĩ thì hãy nghĩ đến bài tập nâng hậu môn. Bài tập này rất đơn giản và có thể thực hiện bất cứ khi nào bạn có thời gian rảnh.

Đây là bài tập có tác dụng giúp các cơ ở hậu môn co thắt nhịp nhàng. Từ đó sẽ giúp khắc phục tốt tình trạng rối loạn đại tiện. Việc thường xuyên thực hiện bài tập nâng hậu môn còn giúp làm giảm bớt cảm giác đau rát và khó chịu khi đi đại tiện.

Thực hiện bài tập theo hướng dẫn sau:

  • Người bệnh bắt đầu bài tập bằng tư thế ngồi trên ghế
  • Thả lỏng 2 tay theo chiều dọc cơ thể, giữ cho cổ và lưng thẳng
  • Đưa 2 tay chống vào eo rồi từ từ đứng lên, đồng thời thót cơ hậu môn lại
  • Duy trì tư thế này trong khoảng 7 – 10 giây rồi ngồi xuống
  • Nghỉ tại chỗ 5 giây rồi tiếp tục thực hiện các động tác trên 15 – 20 lần

Những người làm các công việc có tính chất ngồi nhiều, điển hình như nhân viên văn phòng thì nên rèn luyện bài tập này thường xuyên. Bởi nó rất đơn giản và có thể thực hiện ngay tại nơi làm việc khi có thời gian rảnh.

4. Người bị trĩ nên rèn luyện bài tập đi bộ

Nhiều người có thói quen đi bộ mỗi ngày với mục đích rèn luyện thể chất, nâng cao sức khỏe. Tuy nhiên với những người bị trĩ thì bài tập đi bộ sẽ có một số điểm đặc biệt hơn việc đi bộ thông thường.

So với các bài tập được đề cập ở trên thì bài tập này có phần phức tạp hơn. Tuy nhiên nó lại có tác động sâu hơn tới vùng cơ hậu môn và kích thước của búi trĩ.

Thường xuyên rèn luyện có thể kích hoạt hoạt động tiêu hóa. Hơn nữa còn có khả năng làm giảm tình trạng sung huyết ở búi trĩ. Đồng thời giúp cải thiện cơn đau rát ở hậu môn do bệnh trĩ gây ra.

bài tập thể dục cho người bị trĩ
Bài tập đi bộ cho người bệnh trĩ đặc biệt hơn so với bài tập đi bộ thông thường

Thực hiện bài tập theo hướng dẫn sau:

  • Người bệnh bắt đầu bài tập ở tư thế đứng thẳng người và thả lỏng cơ thể
  • 2 tay buông theo chiều dọc cơ thể, bàn tay và hàm hơi khép nhẹ
  • Bước 1 chân lên đằng trước giống như đi bộ bình thường, kết hợp thót cơ hậu môn lại
  • Tiếp tục bước chân còn lại lên và thực hiện thót cơ hậu môn thêm lần nữa
  • Duy trì các động tác trên trong khoảng từ 10 – 15 phút/ 1 bài tập

5. Bài tập thể dục tăng cường tiêu hóa tốt cho người bị trĩ

Nếu như các bài tập trên tác động tới cơ vòng hậu môn thì bài tập này lại có tác động trực tiếp tới hoạt động của nhu động ruột. Nhờ vậy mà có thể bảo đảm được chức năng cho đường ruột.

Nhu động ruột ổn định chính là điều kiện cần để cải thiện tình trạng táo bón. Đồng thời khắc phục tốt chứng rối loạn tiêu hóa. Từ đó hỗ trợ đắc lực cho quá trình kiểm soát bệnh trĩ.

Thực hiện bài tập theo hướng dẫn sau:

  • Người bệnh bắt đầu bài tập bằng tư thế đứng thẳng
  • 2 tay thả lỏng còn 2 chân thì dang rộng 1 khoảng bằng vai
  • Cúi đầu thấp xuống, đồng thời đưa tay chạm vào mũi chân
  • Hít thở sâu và đưa lưỡi đánh lên phía hàm trên
  • Cùng với đó, thót cơ hậu môn lại và giữ nguyên tư thế này khoảng 10 giây
  • Thực hiện lặp lại các động tác trên khoảng 5 – 10 lần/ 1 bài tập

Lưu ý khi thực hiện các bài tập thể dục cho người bị trĩ

Tập luyện các bài tập thể dục hợp lý và đúng cách sẽ giúp tác động tích cực đến quá trình điều trị bệnh trĩ. Cụ thể là có khả năng hỗ trợ búi trĩ teo nhỏ lại một cách tự nhiên. Ngoài ra còn hỗ trợ đắc lực cho hoạt động của hệ tiêu hóa.

bài tập trị bệnh trĩ
Ngoài tập luyện, người bị trĩ nên ăn uống khoa học để hỗ trợ rút ngắn thời gian điều trị bệnh

Tuy nhiên để nhận được kết quả tốt và tránh các vấn đề rủi ro phát sinh, khi tập các bài tập thể dục cho người bị trĩ cần chú ý đến một số thông tin sau:

  • Bài tập thể dục cho người bị trĩ chỉ có thể mang đến hiệu quả tốt khi bạn luyện tập đều đặn mỗi ngày. Kiên trì sau khoảng 30 ngày là người bệnh có thể nhận thấy rõ những chuyển biến tích cực của bệnh.
  • Các bài tập này chỉ có tác dụng hỗ trợ làm teo nhỏ búi trĩ. Đồng thời cải thiện chức năng của cơ vòng hậu môn và ổn định nhu động ruột. Để có thể kiểm soát và điều trị bệnh tốt hơn, bạn nên kết hợp điều trị bằng thuốc theo hướng dẫn từ bác sĩ chuyên khoa.
  • Để tăng tính hiệu quả của các bài tập, bạn cần tránh vận động mạnh và không nên duy trì thói quen ngồi nhiều. Thay vào đó nên vận động hợp lý và đi bộ thường xuyên hơn.
  • Chú ý kiểm soát tốt cân nặng bằng cách ăn uống điều độ. Từ đó sẽ hỗ trợ tích cực hơn cho quá trình điều trị bệnh trĩ.
  • Luyện tập đúng cách giúp tăng cường trao đổi chất, hỗ trợ hoạt động tiêu hóa và hạn chế tình trạng táo bón. Tuy nhiên việc ăn uống thiếu khoa học có thể khiến táo bón tái diễn. Vì vậy bạn nên chú ý kết hợp việc tập luyện với ăn uống lành mạnh. Tốt nhất hãy bổ sung thêm chất xơ và vitamin từ các nguồn thực phẩm sạch.
  • Trong các trường hợp búi trĩ có dấu hiệu bị nhiễm trùng hay có tổn thương thứ phát thì cần thăm khám bác sĩ ngay. Nhiễm trùng búi trĩ là một trong những biến chứng nghiêm trọng. Nếu không được điều trị kịp thời có thể dẫn tới áp xe hậu môn hay nhiều biến chứng nguy hiểm khác.

Thực tế cho thấy, thường xuyên luyện tập các bài tập thể dục cho người bị trĩ sẽ giúp hỗ trợ kiểm soát bệnh rất tốt. Tuy nhiên đây chỉ là giải pháp có tính hỗ trợ là chủ yếu. Người bệnh nên kết hợp điều trị y tế, ăn uống và sinh hoạt điều độ để có quá trình điều trị bệnh hiệu quả hơn.