12+ cách trị ho nhanh nhất tại nhà, đơn giản mà hiệu quả

Các cách trị ho tại nhà đều là những mẹo dân gian được lưu truyền lâu đời, đến nay vẫn được nhiều người tin dùng. Vậy, các bài thuốc ấy là gì và chế biến như thế nào? Cùng tìm hiểu những mẹo trị ho tại nhà thông dụng nhất trong bài viết sau đây.

Đặc điểm của các phương pháp trị ho tại nhà là hoàn toàn không dùng kháng sinh, nguyên liệu chủ yếu là từ thiên nhiên, rất dễ kiếm, an toàn và đem lại hiệu quả. Dưới đây là những cách trị ho tại nhà thông dụng nhất vẫn được lưu truyền trong dân gian.

Cách trị ho bằng mật ong tại nhà

Mật ong là sản phẩm thiên nhiên với nguồn dinh dưỡng dồi dào từ nhiều vitamin, khoáng chất cần thiết cho cơ thể. Trong mật ong cũng chứa nhiều hoạt chất kháng khuẩn, kháng viêm điều trị các triệu chứng ho khan, ho đờm, đau họng rất tốt. 

Cách trị ho tại nhà với mật ong
Cách trị ho tại nhà với mật ong

Cách thực hiện:

  • Cách 1: Ngậm trực tiếp 1-2 thìa mật ong nguyên chất trong cổ họng, từ từ nuốt xuống. Sử dụng đều đặn mỗi ngày 2-3 lần
  • Cách 2: Pha 1 thìa giấm táo, 2-3 thìa mật ong nguyên chất với nước ấm. Khuấy đều và uống 2 lần/ngày, kiên trì sử dụng để thấy được hiệu quả

Lưu ý: Các bài thuốc từ mật ong tuyệt đối không sử dụng cho trẻ nhỏ dưới 1 tuổi vì có thể gây ngộ độc

Bài thuốc trị ho bằng gừng tươi

Gừng là vị thuốc có vị cay nồng, tính ấm, tác dụng rất tốt trong các trường hợp ho khan, ho có đờm, ho do cảm lạnh, cảm cúm. Ngoài ra, cách trị ho tại nhà bằng gừng cũng được khuyến khích sử dụng cho trẻ nhỏ, do gừng có khả năng ức chế virus RSV – nguyên nhân gây nhiều bệnh hô hấp ở trẻ.

Cách thực hiện:

  • Xông hơi với nước gừng: Chuẩn bị một nồi nước sôi, thái lát 2-3 củ gừng cho vào và tiến hành xông hơi trong phòng kín khoảng 20 phút. Cách này rất hiệu quả trong trường hợp người bệnh ho đi kèm sổ mũi, hắt hơi, nghẹt mũi
  • Trà gừng: Thái lát 1 củ gừng tươi, đun sôi với nước khoảng 15 phút. Có thể cho thêm 1-2 thìa mật ong, quế, chanh (tùy sở thích) và uống khi còn ấm nóng

Lưu ý: Với trẻ nhỏ dưới 1 tuổi, nên thay mật ong bằng đường phèn

Cách chữa ho tại nhà với tỏi

Trong tỏi có nhiều thành phần hoạt chất kháng viêm, kháng khuẩn rất tốt, thích hợp với bệnh ho do nhiễm khuẩn. Bên cạnh đó, theo Đông y, tỏi có vị cay, tính ấm, là bài thuốc giảm ho khan, ho có đờm tại nhà rất hiệu quả. Ngoài ra, trong tỏi còn một số hoạt chất dinh dưỡng như Allicin, Diallyl Sulfide,…hỗ trợ nâng cao sức đề kháng của cơ thể người bệnh

Cách thực hiện:

  • Cách 1: Bóc vỏ 4-5 tép tỏi tươi, đập dập. Chưng cách thủy cùng 1-2 viên đường phèn khoảng 15 phút. Chắt lấy nước cốt sử dụng 2-3 lần/ngày
  • Cách 2: Giã nát 2-3 tép tỏi tươi, thái sợi một ít gừng tươi. Thêm 1-2 thìa đường nâu, đun sôi hỗn hợp cùng một ít nước. Để nguội rồi chắt lấy nước cốt sử dụng 2-3 lần/ngày
  • Cách 3: Rửa sạch, bóc vỏ 1 củ tỏi tươi, 1 củ hành tím. Ngâm trong lọ cùng với mật ong nguyên chất ít nhất 12 tiếng. Bảo quản nơi khô ráo sử dụng dần, mỗi lần dùng nửa muỗng cà phê pha với một ít nước ấm. Không dùng bài thuốc này cho trẻ dưới 1 tuổi

Cách trị ho tại nhà bằng nghệ tươi

Theo nhiều nghiên cứu, trong nghệ tươi có nhiều thành phần như curcumin, cacbua terpenic, tinh dầu,…tác dụng kháng khuẩn, chống oxy hóa, kháng viêm tốt. Vì thế, cách trị ho tại nhà với bột nghệ từ lâu cũng được tin dùng, đặc trị trong các trường hợp ho khan, ho dai dẳng lâu ngày không khỏi.

Bài thuốc trị ho với nghệ tươi
Bài thuốc trị ho với nghệ tươi

Cách thực hiện

  • Cách 1: Cạo vỏ, đập dập 1 củ nghệ tươi. Thêm vào bát cùng với 1-2 viên đường phèn, một ít nước. Chưng cách thủy hỗn hợp trong vòng 15-20 phút. Sử dụng đều đặn 2-3 lần/ngày
  • Cách 2: Pha 1 thìa bột nghệ cùng với 1 cốc sữa nóng. Uống mỗi ngày giúp bệnh nhân giảm các triệu chứng ngứa rát cổ họng rất hiệu quả

Bài thuốc trị ho với rau diếp cá

Trong thành phần rau diếp cá có nhiều hoạt chất kháng viêm tốt như flavonoid; alkaloid và nhiều tinh dầu khác. Các bài thuốc trị ho với rau diếp cá đặc trị cho các trường hợp ho do phế ung, phế nhiệt và một số bệnh lý đường hô hấp khác.

Cách thực hiện như sau: 

  • Cách 1: Rửa sạch, giã nát 1 nắm rau diếp cá. Thêm nước vo gạo, đun sôi khoảng 10 – 15 phút. Sử dụng đều đặn mỗi ngày để thấy hiệu quả nhanh nhất
  • Cách 2: Giã nát rau diếp cá, chắt lấy nước và trộn với 1-2 thìa mật ong. Đem đun liu riu trên bếp khoảng 10-15 phút và sử dụng 2-3 lần/ngày

Lưu ý: Các bài thuốc từ rau diếp cá chống chỉ định cho người bệnh tiêu hóa kém, thường xuyên bị tiêu chảy

Cách trị ho tại nhà với lá hẹ

Theo nhiều nghiên cứu, trong thành phần lá hẹ có nhiều hoạt chất kháng sinh như allicin; odorin; sunfit;… Đặc biệt. thành phần Saponin trong lá hẹ có tác dụng tiêu độc, long đờm nên cách trị ho tại nhà này thường được sử dụng trong các trường hợp ho có đờm đặc.

Cách trị ho tại nhà với lá hẹ
Cách trị ho tại nhà với lá hẹ

Cách thực hiện: 

  • Cách 1: Rửa sạch lá hẹ, thái khúc vừa ăn. Thêm vào bát cùng với 1-2 thìa mật ong nguyên chất. Đem chưng cất 20 phút cho lá hẹ nhuyễn hoàn toàn. Chắt lấy phần nước cốt sử dụng mỗi ngày
  • Cách 2: Sử dụng 1 nắm lá hẹ, 3-4 lát nghệ tươi giã nhuyễn. Thêm vào bát cùng với 1-2 viên đường phèn, chưng cách thủy 15-20 phút lấy phần nước cốt.
  • Cách 3: Rửa sạch 1 nắm lá hẹ, đập dập ½ củ gừng tươi. Chưng cách thủy hỗn hợp cùng với 1-2 viên đường phèn trong vòng 15-20 phút. Chắt lấy nước uống 2 lần/ngày, mỗi lần 2-3 thìa cà phê

Cách chữa ho tại nhà bằng chanh

Chanh là loại quả chứa nhiều vitamin C – chất dinh dưỡng cần thiết giúp nâng cao sức đề kháng. Bên cạnh đó, trong thành phần chanh cũng chứa nhiều hoạt chất kháng khuẩn, dùng trong các bài thuốc trị ho dai dẳng kéo dài, ho khan hiệu quả.

Cách thực hiện:

  • Cách 1: Pha nước cốt chanh với 1-2 thìa mật ong, thêm nước ấm và uống khi còn ấm
  • Cách 2: Chuẩn bị 2-3 thìa nước cốt chanh; 1 -2 thìa mật ong nguyên chất; 2 thìa dầu dừa. Trộn đều hỗn hợp và đun liu riu trên bếp đến khi dầu dừa chảy hoàn toàn. Bảo quản trong lọ kín và sử dụng 2 lần/ngày đều đặn
  • Cách 3: Chuẩn bị 2-3 thìa nước cốt chanh; 2 thìa dầu oliu; 2 thìa mật ong, 1 thìa gừng băm nhuyễn. Ngâm mật ong với gừng trước trong vòng 8 tiếng. Sau đó, thêm dầu oliu và nước cốt chanh vào, khuấy đều. Lọc bỏ bã, bảo quản trong tủ lạnh sử dụng dần. Mỗi ngày dùng 2 lần, làm ấm khi sử dụng

Trị ho tại nhà bằng lá húng chanh

Húng chanh có tính ấm, vị chua, mùi thơm, có tác dụng tốt trong các trường hợp ho do viêm họng, ho do cảm lạnh, cơ thể ớn lạnh.

Sử dụng lá húng chanh trị ho tại nhà
Sử dụng lá húng chanh trị ho tại nhà

Cách thực hiện: 

  • Cách 1: Rửa sạch 1 nắm lá húng chanh, 2-3 quả quất. Xay nhuyễn lấy nước cốt, chưng cách thủy cùng 1-2 viên đường phèn và sử dụng 2-3 lần/ngày. Sử dụng trong các trường hợp ho có đờm
  • Cách 2: Rửa sạch 1 nắm lá húng chanh, thêm vào bát cùng 1-2 viên đường phèn. Cho tất cả nguyên liệu vào nồi và chưng cách thủy khoảng 15 phút. Chắt lấy nước cốt sử dụng mỗi ngày, hiệu quả với trường hợp người bệnh bị khàn tiếng, mất tiếng
  • Cách 3: Chuẩn bị 15g lá húng chanh; 8g lá tía tô; 5g lá bạc hà; 3 lát gừng tươi. Sắc lấy nước uống hàng ngày. Bài thuốc này rất hiệu quả với các trường hợp ho do cảm lạnh, kèm sốt, không ra mồ hôi, đau đầu, đắng miệng

Bài thuốc trị ho với muối

Cách trị ho tại nhà với muối vừa đơn giản lại hiệu quả do muối có tác dụng tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh tại đường hô hấp. Cách trị ho với muối này có thể áp dụng trong mọi trường hợp, đặc biệt là ho khan, ho có đờm.

  • Cách 1: Súc miệng với nước muối hàng ngày. Có thể sử dụng nước muối sinh lý bán sẵn hoặc hòa tan muối hạt với nước ấm. Vệ sinh mũi họng mỗi ngày với nước muối giúp hạn chế các bệnh lý đường hô hấp thường mắc
  • Cách 2: Chuẩn bị 1-2 lát chanh tươi, 1 ít muối hạt. Thêm 1 ít muối hạt lên lát chanh, ngậm trực tiếp lát chanh muối trong cổ họng tầm 15 phút giúp giảm triệu chứng ho rất hiệu quả

Cách trị ho tại nhà bằng quả quất

Quất (tắc) là loại quả có vị chua với tác dụng trừ đờm, thông phổi. Do đó, các bài thuốc trị ho ho khan, ho có đờm, khản giọng, viêm amidan với quất thường cho hiệu quả tốt và nhiều người áp dụng.

Cách trị ho tại nhà cùng các bài thuốc từ quất
Cách trị ho tại nhà cùng các bài thuốc từ quất

Cách thực hiện:

  • Cách 1: Chuẩn bị 4-5 quả quất tươi, cắt đôi, để nguyên hạt. Thêm vào bát cùng với 1-2 viên đường phèn, đem chưng cách thủy trong vòng 20 phút. Chắt lấy phần nước cốt sử dụng 2-3 lần/ngày
  • Cách 2: Chuẩn bị 1 củ cải trắng, 1-2 quả quất. Rửa sạch củ cải, xay lấy nước, bỏ phần bã. Vắt quất tươi vào, có thể thêm đường để tăng hương vị. Uống trực tiếp hoặc đun sôi liu riu (với trẻ nhỏ).
  • Cách 3: Chuẩn bị khoảng 0,5kg quất tươi. Rửa sạch, châm lỗ trên mỗi quả quất. Cho quất và đường vào một cái bình lớn. Ngâm ít nhất 7 ngày, lấy ra sử dụng khi có biểu hiện ho.

Mẹo trị ho với quả lê

Trong Đông y, quả lê có vị ngọt hơi chua, tính mát, có tác dụng bổ phế, tiêu đờm, sinh tân dịch. Với cách trị ho tại nhà bằng lê cho hiệu quả tốt trong các trường hợp ho khan, ho có đờm, ho dai dẳng kéo dài

Cách thực hiện:

  • Cách 1: Chuẩn bị 1-2 quả lê. 300g hạt sen bỏ tâm. Thái nhỏ lê, bẻ đôi hạt sen. Thêm vào nồi cùng một ít đường phèn, nước vừa đủ. Đun sôi cho đến khi các nguyên liệu mềm nhuyễn. Khi sử dụng, ăn cả nước và cái để tăng hiệu quả điều trị
  • Cách 2: Chuẩn bị 1 quả lê, 3 quả táo đỏ, kỷ tử, đường phèn vừa đủ. Rửa sạch lê, cắt bỏ phần núm, khoét bỏ phần hạt và một phần lõi bên trong. Cho toàn bộ táo đỏ, kỷ tử đã rửa sạch, đường phèn vào trong quả lê. Chưng cách thủy 15 phút là có thể sử dụng. Cố gắng ăn cả nước và cái để đạt hiệu quả điều trị cao nhất

Cách trị ho tại nhà bằng trứng gà

Trứng gà không chỉ là thực phẩm dinh dưỡng mà còn được coi là vị thuốc chữa ho tại nhà rất tốt. Cách trị ho tại nhà với trứng gà thường được áp dụng với những đối tượng khó uống thuốc như trẻ nhỏ, người già, phụ nữ có thai,…

Trị ho với trứng gà đảm bảo dinh dưỡng
Trị ho với trứng gà đảm bảo dinh dưỡng

Cách thực hiện:

  • Cách 1: Thêm 2 -3 thìa mật ong vào nước, đun sôi. Đánh tan 1-2 quả trứng gà, đợi phần nước mật ong sôi thì cho trứng vào, khuấy đều. Sử dụng khi món ăn còn ấm nóng, hạn chế vị tanh của trứng khi để nguội
  • Cách 2: Chuẩn bị 7 cái Bách hợp (vẩy đã chế biến của cây bách hợp), 1 quả trứng gà. Ngâm bách hợp qua đêm, sắc cùng với 2 bát nước đến khi cô còn lại khoảng 1 bát nước. Thêm lòng đỏ trứng, khuấy đều đến khi chín trứng. Chia đều để ăn 2 lần trong ngày. Bài thuốc này thích hợp với phụ nữ có thai ở 3 tháng đầu thai kỳ

Bài thuốc trị ho với hành tím, hành tây, tỏi, gừng và đường phèn

Cách trị ho tại nhà này là một bài thuốc kết hợp giữa các nguyên liệu đều có tác dụng trị ho rất tốt. Cách chế biến cũng đơn giản và dễ thường sử dụng cho các trường hợp ho dai dẳng, ho lâu ngày không khỏi.

Cách thực hiện:

  • Chuẩn bị 1 củ hành tây, 1-2 củ hành tím. Rửa sạch hành tím, hành tây, thái thành khúc nhỏ vừa ăn
  • Rửa sạch 1 củ gừng tươi, thái sợi hoặc thái thành lát mỏng
  • Chuẩn bị 1 củ tỏi tươi, bóc vỏ, đập dập và băm nhỏ
  • Cho tất cả nguyên liệu vào 1 cái bình sạch, thêm đường phèn, trộn đều
  • Ngâm trong vòng 4-5 tiếng là có thể sử dụng
  • Sử dụng 2-3 lần/ngày, mỗi lần 1-2 thìa hỗn hợp

Lưu ý: Bảo quản hỗn hợp ở nơi thoáng mát, có thể để trong vòng 6 tháng – 1 năm

Trị ho tại nhà với rau cải cúc

Rau cải cúc là loại rau có vị ngọt nhẹ, hơi the, tính mát, có tác dụng tán phong, tiêu đờm, hỗ trợ tiêu hóa rất tốt. Rau cải cúc có thể được sử dụng như bài thuốc trị ho tại nhà bằng một số món ăn đơn giản, dễ chế biến như sau:

  • Canh cải cúc: Người bệnh có thể nấu rau cải cúc với thịt hoặc cá thác lác làm canh trong bữa ăn hàng ngày. Sử dụng liên tục nhiều ngày để thấy được hiệu quả
Cách trị ho tại nhà với rau cải cúc
Cách trị ho tại nhà với rau cải cúc
  • Cải cúc – mật ong: Chuẩn bị 1 nắm rau cải cúc, khoảng 5 thìa mật ong nguyên chất. Cải cúc rửa sạch, thái nhỏ vừa ăn, thêm mật ong và đem chưng cách thủy tầm 20-30 phút. Sử dụng mỗi ngày 2-3 lần cả nước và cái để tăng hiệu quả điều trị.

Lưu ý khi điều trị ho tại nhà

Cách trị ho tại nhà bằng các nguyên liệu tự nhiên thường rất lành tính, tuy nhiên cũng có một vài lưu ý cần quan tâm. Theo bác sĩ Lê Phương, Giám đốc chuyên môn Trung tâm Đông y Việt Nam:“Thành phần của bài thuốc dân gian thường là cây thuốc nam. Thực tế các cây thuốc này đều có tác dụng trị bệnh.

Tuy nhiên, việc sử dụng đơn lẻ hoặc kết hợp vài ba cây thuốc không thể đem lại hiệu quả bền lâu, dược lực không đủ mạnh để điều trị ho tận gốc. Người bệnh chỉ nên dùng trong những trường hợp ho do cảm cúm, cảm lạnh nhẹ”. Bác sĩ Lê Phương cũng đưa ra những lưu ý cụ thể như sau:

Thầy thuốc Ưu tú Lê Phương
Thầy thuốc Ưu tú Lê Phương
  • Mẹo dân gian chỉ thích hợp điều trị chứng ho thể nhẹ, mới khởi phát. Với tình trạng nặng hơn, người bệnh cần đến cơ sở y tế và điều trị theo phác đồ của bác sĩ chuyên khoa.
  • Các bài thuốc dân gian cho hiệu quả tương đối chậm, vì thế bệnh nhân cần kiên trì sử dụng
  • Trường hợp ho có đờm chuyển màu, đờm xanh/vàng, người bệnh cần đi khám để được điều trị bằng kháng sinh thích hợp
  • Khi sử dụng các bài thuốc dân gian, nếu thấy có triệu chứng bất thường hoặc bệnh diễn tiến nặng, cần ngừng thuốc và đi khám ngay
  • Không sử dụng các bài thuốc có chứa mật ong cho trẻ nhỏ dưới 1 tuổi vì có thể gây ngộ độc
  • Không sử dụng song song nhiều bài thuốc cùng lúc, tránh gây tương tác giữa chúng
  • Một số thành phần trong các bài thuốc có thể gây dị ứng tùy cơ địa mỗi người, ngừng thuốc ngay nếu thấy biểu hiện dị ứng như ngứa ngáy, hắt hơi, chảy nước mắt
  • Nhiều bài thuốc dân gian có thể tương tác với phương pháp điều trị chính do bác sĩ chỉ định, vì thế người bệnh nên tham khảo ý kiến bác sĩ nếu muốn sử dụng 
  • Kết hợp các biện pháp điều trị cùng với việc thay đổi chế độ ăn lành mạnh, tập thể dục thể thao mỗi ngày nâng cao hiệu quả.
Đến khám bác sĩ ngay nếu thấy các triệu chứng bất thường khi sử dụng cách trị ho tại nhà
Đến khám bác sĩ ngay nếu thấy các triệu chứng bất thường khi sử dụng cách trị ho tại nhà

Đối với những trường hợp ho nặng, bác sĩ Lê Phương cho rằng: “Ho dai dẳng, kéo dài thường do các bệnh lý nhiễm trùng đường hô hấp như viêm họng, viêm amidan, viêm phế quản, viêm phổi… Người bệnh tuyệt đối không được lạm dụng thuốc dân gian trong những trường hợp này, rất dễ gặp biến chứng nguy hiểm.

Nếu muốn dùng các thảo dược tự nhiên để chữa bệnh, người bệnh nên tham khảo biện pháp đông y. Thuốc đông y không chỉ đảm bảo an toàn mà còn chữa bệnh tận gốc, mang lại hiệu quả bền vững. Việc sử dụng thuốc đông y chữa bệnh lâu dài cũng không gây tác dụng phụ”.

Người bệnh có thể tham khảo bài thuốc THANH HẦU BỔ PHẾ THANG trị ho mang lại hiệu quả an toàn, triệt để, hạn chế tối đa nguy cơ bệnh tái phát, ảnh hưởng đến sức khỏe. Bài thuốc là kết quả của công trình nghiên cứu khoa học “Chữa ho bằng bài thuốc y học cổ truyền” được thực hiện bởi các bác sĩ, chuyên gia của Trung tâm thừa kế và ứng dụng Đông y Việt Nam.

Bài thuốc có tác dụng vừa trị bệnh triệt để vừa ngăn ngừa bệnh tái phát hiệu quả. Sau khi sử dụng thuốc, hệ miễn dịch của người bệnh sẽ được nâng cao, từ đó phòng chống các dị nguyên gây bệnh từ môi trường.

Bác sĩ Lê Phương đánh giá Thanh hầu bổ phế thang
Bác sĩ Lê Phương đánh giá Thanh hầu bổ phế thang

Để mang lại hiệu quả điều trị ho triệt để và an toàn với mọi đối tượng, bài thuốc Thanh hầu bổ phế thang sử dụng các thảo dược được thu hái tại các vườn biệt dược chuyên dụng của trung tâm. Thảo dược đảm bảo chất lượng GACP – WHO theo tiêu chuẩn trồng, thu hái và bảo quản.

Đặc biệt, thảo được trong bài thuốc được kết hợp đầy đủ bởi các nhóm bổ phế nhóm điều trị căn nguyên, điều trị triệu chứng để mang lại hiệu quả trị ho toàn diện. Cụ thể là:

Thành phần của bài thuốc Thanh hầu bổ phế thang
Thành phần của bài thuốc Thanh hầu bổ phế thang
  • Nhóm giúp thông phế khí, tuyên phế, lợi yết, giải nhiệt, bài nùng: Cát cánh, Bạch cương tàm,….
  • Nhóm giúp thanh nhiệt, giải độc, kháng khuẩn, kích thích và cải thiện tác dụng miễn dịch của bạch cầu: Liên kiều, Bạc hà, Quất hồng bì,…
  • Nhóm giúp bổ thận âm, nâng cao sức khỏe đường hô hấp: Phật thủ, Cam thảo, Bách bộ, Kim ngân, Liên kiều,…

Các thảo dược được kết hợp theo nguyên tắc BỔ CHÍNH KHU TÀ trong Đông y, chú trọng vào thay đổi điều chỉnh các yếu tố liên quan đến cơ địa, bồi bổ phế tạng để sản sinh cơ chế đào thải bệnh của chính cơ thể. Nhờ vậy mang lại hiệu quả triệt để, hạn chế nguy cơ tái phát.

Chia sẻ về bài thuốc, bác sĩ Vi Văn Thái – Nguyên Giám đốc bệnh viện y dược cổ truyền Quảng Ninh nhận định:

Chuyên gia đánh giá về Thanh hầu bổ phế thang
Chuyên gia đánh giá về Thanh hầu bổ phế thang

Tính đến thời điểm hiện nay bài thuốc thanh hầu bổ phế thang được ứng dụng trong điều trị ho cho hàng nghìn bệnh nhân, đặc biệt là trẻ nhỏ, người già, phụ nữ mang thai, mang lại hiệu quả rất tốt.

Với những thông tin được cung cấp trong bài viết mong rằng đã giúp người bệnh hiểu rõ hơn về các cách trị ho nhanh nhất tại nhà như thế nào, sử dụng ra sao cho hiệu quả. Trong trường hợp các cơn ho kéo dài ảnh hưởng đến sức khỏe, cơn ho không chấm dứt, người bệnh có thể liên hệ với bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn và hỗ trợ điều trị tốt nhất.

THÔNG TIN HỮU ÍCH:

  • Các kháng sinh trị ho phổ biến và lưu ý khi sử dụng
  • 10 loại thuốc trị ho hiệu quả nhất hiện nay 2020
  • 7 bài thuốc dân gian trị ho hiệu quả, nhiều người dùng
XEM NHIỀU NHẤT

THỰC HƯ phương pháp CHỮA KHỎI HO DAI DẲNG, KÉO DÀI không dùng kháng sinh

Bác sĩ Lê Phương CHỮA DỨT ĐIỂM ho khan, ho dai dẳng cho hơn 20.000 người bệnh